10 biểu hiện của bệnh trầm cảm

    Hẳn các bạn còn nhớ những trường hợp như năm 2017, một bà mẹ giết chết chính con trai 33 ngày tuổi của mình, hay tháng 7/2018 vừa qua trường hợp bà mẹ giết chết con trai và cháu sau đó tự tử nhưng không thành… Sau những sự việc này, chúng ta mới bàng hoàng nhận ra một căn bệnh nguy hiểm đang hiện hữu quanh ta đó chính là “Trầm cảm”. Trầm cảm có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng do người mắc không còn được sáng suốt, có thể tự gây tổn thương cho chính họ hoặc những người xung quanh. Nếu phát hiện sớm ra trầm cảm thì sẽ hạn chế được rất nhiều trường hợp đáng tiếc như trên.

    Bệnh nhân trầm cảm cũng như các bệnh lý khác đều có những biểu hiện để nhận biết bệnh. Dưới đây là 10 biểu hiện rõ nét nhất của người bị trầm cảm:

    10 biểu hiện của bệnh nhân trầm cảm 1

    1. Khí sắc buồn

    Đây là biểu hiện tiêu biểu của chứng trầm cảm. Người mắc bệnh thường có khí sắc buồn trầm, nét mặt ủ rũ, buồn bã chán chường và bi quan.

    Thường bệnh nhân trầm cảm sẽ không tỏ rõ cảm xúc chỉ có 1 nét mặt trầm buồn và tách biệt mình với mọi người, lảng tránh các nơi chỗ tập thể.

    2. Mệt mỏi, lo âu, stress kéo dài

    Người mắc chứng trầm cảm, cơ thể của họ dường như luôn ở trạng thái căng thẳng liên tục dẫn đến mệt mỏi lo âu, stress kéo dài.

    Chứng trầm cảm khiến cho người bệnh luôn than phiền rằng họ mệt mỏi cộng thêm việc rối loạn giấc ngủ khiến cho tình trạng mệt mỏi lo âu càng ngày càng trầm trọng hơn. Một số trường hợp sự mệt mỏi còn thể hiện bằng nói lắp, lười hoạt động, đi lại làm việc chậm chạp.

    3. Rối loạn ăn uống

    3. Rối loạn ăn uống 1

    Tạp chí American Journal of Clinical Nutrition từng đưa thông tin của một nghiên cứu chứng minh rằng việc ăn các thực phẩm giàu carbohydrate có thể đẩy nhanh tạm thời quá trình tổng hợp hormone hạnh phúc serotonin trong não chính vì vậy một số trường hợp khi mắc trầm cảm lại ăn uống tốt hơn một cách lạ thường. Những trường hợp này thường khi ăn uống cảm giác tâm trạng tốt hơn dù vô thức hay có ý thức. Một số trường hợp trầm cảm khác thì lại không muốn ăn uống, nhìn thấy thức ăn là chán nản.

    Nếu phát hiện bản thân mình tăng hoặc giảm hơn 5% trọng lượng cơ thể 1 tháng mà không do các nguyên nhân như giảm cân thì nên đi khám.

    4. Rối loạn giấc ngủ

    Nghiên cứu năm 2008, đăng trên tạp chí Dialogues in Clinical Neuroscience năm 2008 chỉ ra rằng khoảng ¾ người bị trầm cảm sẽ mắc chứng rối loạn giấc ngủ. Người trầm cảm khó có thể ngủ được; việc đi vào giấc ngủ gặp nhiêu khó khăn; tỉnh dậy nửa đêm…. Sự mệt mỏi, lo lắng, stress liên tục càng kéo theo việc khó ngủ, mất ngủ. Rồi khó ngủ mất ngủ lại khiến cho tâm trạng mệt mỏi càng trở nên trầm trọng hơn.

    Một số trường hợp còn gặp các vấn đề về giấc ngủ như ác mộng, mộng du. Rối loạn giấc ngủ là một trong số những biểu hiện sớm và phổ biến ở người trầm cảm.

    5. Mất khả năng tập trung và ghi nhớ

    Nếu trước đây, người bệnh có trí nhớ rất tốt khả năng tập trung cao thì khi mắc trầm cảm người bệnh sẽ bắt đầu quên đi những điều cơ bản, tự dưng không thể nào nhớ được tên, số điện thoại của người nhà. Hay trong liên tục quên deadline công việc, quên đón con, không thể đưa ra được quyết định và lựa chọn của bản thân… Sự mất tập trung, khó ghi nhớ này sẽ ảnh hưởng lớn đến công việc và cuộc sống của người bệnh. Nó là tiền đề của những hành vi hành động không kiểm soát được.

    6. Không giữ được cảm xúc dễ mất kiểm soát bản thân cáu gắt, nổi nóng

    6. Không giữ được cảm xúc dễ mất kiểm soát bản thân cáu gắt, nổi nóng 1

    Người mắc chứng trầm cảm thường có xu hướng bạo lực hơn. Họ trở nên dễ cáu giận, nổi nóng khó chịu một cách khó hiểu không rõ nguyên nhân. Chả hạn như trong bữa cơm gia đình, mọi người đang thảo luận với nhau vui vẻ nhưng bản thân người bị trầm cảm có thể cảm thấy rất khó chịu, bực bội trong người thậm chí là bỏ ăn, cáu gắt, ném bát đũa, lo ố và chửi rủa.

    7. Giảm hứng thú với sở thích của mình và tình dục

    Trước đây có thể bạn rất thích nấu ăn nhưng bỗng dưng bạn không còn hứng thú với sở thích này đối với người trầm cảm là dễ hiểu. Người trầm cảm có thể mất hứng thú với những thứ trước đây họ vô cùng yêu thích chính điều này khiến cho họ dễ bị cảm giác cô độc, chỉ muốn thu mình lại và chúng sẽ khiến trầm cảm thêm trầm trọng.

    Ngoài ra giảm hứng thú với tình dục cũng là một biểu hiện của người trầm cảm. Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng có tới 75% bệnh nhân trầm cảm giảm hoặc mất hứng thú trong tình dục, đây được xem là một trong những dấu hiệu sớm của người bị bệnh.

    8. Tự ti tuyệt vọng với bản thân

    Nội tâm của bệnh nhân trầm cảm luôn trong tình trạng phê bình, tự phê bình một cách ghê gớm thậm chí chúng hủy hoại tâm trạng của bệnh nhân. Việc đấu tranh tư tưởng, tự trách và hạ thấp bản thân là dấu hiệu cảnh báo trầm cảm nặng.

    Người bệnh thường tự trách bản thân với những câu hỏi ngỏ như: mình thật vô tích sự, lẽ ra mình phải làm thế này, mình thật chẳng ra sao,… lối suy nghĩ ngày đã tự làm tổn thương người bệnh khiến người bệnh càng thêm buồn rầu chán nản và dẫn đến tuyệt vọng.

    Sự tuyệt vọng đeo bán người bệnh khiến họ cảm thấy tuyệt vọng với bản thân, không còn mong muốn tìm cách điều trị trầm cảm. Sự tuyệt vọng sẽ lớn dần lên theo tình trạng phát triển xấu đi của chứng trầm cảm.

    9. Các cơn đau

    Không chỉ tâm lý, tâm trạng bị ảnh hưởng do trầm cảm gây ra. Không ít bệnh nhân than phiền về tình trạng đau nhức xương khớp hay rối loạn tiêu hóa.

    Người trầm cảm thường có những suy nghĩ tiêu cực và họ tự nghĩ ra những cơn đau rồi khuếch đại chúng. Sẽ không có loại thuốc giảm đau nào có thể  giải quyết cơn đau do trầm cảm. Bởi bản thân người bệnh chứa nội tâm quá nhiều nỗi buồn phiền nên những cơn đau vô căn tìm đến để giúp nội tâm bộc lộ. Chỉ khi được điều trị đúng nguyên nhân trầm cảm thì những triệu chứng đau mới biến mất.

    Khi gặp các cơn đau, mệt mỏi mãn tính mà không tìm ra được nguyên nhân và hướng giải quyết hãy đến gặp chuyên gia, bác sĩ tâm thần vì đó có thể là biểu hiện trầm cảm.

    10. Có suy nghĩ hoặc hành vi tự sát

    10. Có suy nghĩ hoặc hành vi tự sát 1

    Suy nghĩ tiêu cực muốn chấm dứt cuộc đời hoặc lên những kế hoạch tự sát rất hay có ở người trầm cảm. Nếu chú ý, chúng ta có thể nhận thấy các dấu hiệu ở người trầm cảm muốn tự sát như có kế hoạch tự sát (chuẩn bị thuốc ngủ, dây thừng, xăng, thường nhìn vô định từ một vị trí cao…), tự gây tổn thương cho mình (cào, tự cắt vào da thịt…), hoặc đã từng tự tử trước đây. Khi có những dấu hiệu này thì đây là một tình trạng báo động khẩn cấp và người bệnh cần phải được hỗ trợ, giám sát ngay lập tức để tránh những hậu quả đáng tiếc.

    Nếu xuất hiện các biểu hiện nghi ngờ là trầm cảm đừng chần chừ hãy đi thăm khám hoặc chia sẻ với chúng tôi để đưa ra được những nhận định và lời khuyên tốt nhất! Thực hiện bài test trầm cảm nhanh để biết được mức độ trầm cảm.

    Ý kiến của bạn

    X

    Cảm ơn bạn. Chuyên gia của chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi của bạn trong thời gian sớm nhất.

    Bạn vui lòng kiểm tra hòm thư để nhận câu trả lời