Trầm cảm gây hại cho cơ thể như thế nào?

    Trầm cảm không chỉ ảnh hưởng tới tâm trạng, chức năng não bộ mà còn ảnh hưởng tới hoạt động của các cơ quan trong cơ thể cũng như tình trạng bệnh lý khác.

    Sự tác động của trầm cảm trên cơ thể

    Sự tác động của trầm cảm trên cơ thể 1

    Trầm cảm ảnh hưởng tới chức năng não bộ

    Ở người mắc trầm cảm, có sự suy giảm của các chất dẫn truyền thần kinh giữa các neuron. Sự thiếu hụt các chất dẫn truyền này được cho là nguyên nhân chính dẫn đến khí sắc trầm uất, chán nản, mất tập trung, suy giảm trí nhớ, lo âu, hoảng loạn, giảm khả năng tâm thần vận động…

    Trầm cảm tác động lên các cơ quan khác trong cơ thể

    Trầm cảm tác động trực tiếp lên chức năng của não bộ. Tuy nhiên, giữa hệ thống thần kinh và các cơ quan khác luôn có sự tương tác hai chiều. Chính vì vậy mà các rối loạn cảm xúc như trầm cảm, lo âu có thể dẫn đến những triệu chứng cơ năng như mệt mỏi vô cớ, hồi hộp, tim đập nhanh, tiêu chảy, đau bụng, đau đầu, cao huyết áp, ngất xỉu…Những triệu chứng cơ năng này thường được bệnh nhân cảm nhận được trước khi thấy các triệu chứng về mặt tâm lý. Vì vậy mà họ thường thăm khám ở rất nhiều chuyên khoa khác nhau trước khi tới khám ở chuyên khoa sức khỏe tâm thần. Khi thăm khám, đa số các trường hợp không phát hiện ra bệnh cụ thể và triệu chứng không được cải thiện khi điều trị với thuốc. Chỉ khi được xác định đúng và điều trị trầm cảm thì những triệu chứng cơ thể mới biến mất.

    Ảnh hưởng của trầm cảm lên các bệnh lý nội khoa

    Trên thực tế, trầm cảm gặp với tỉ lệ khá cao ở những bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính như tim mạch, đái tháo đường, ung thư,…Trầm cảm có thể làm dự hậu của các bệnh thực thể xấu đi. Nghiên cứu cho thấy trầm cảm làm tăng thêm biến chứng và tử vong ở các bệnh lý tim mạch, nhồi máu cơ tim, tiểu đường.

    DS. Thùy Trâm

    Hiệu đính: BS. Lê Đình Phương

    Ý kiến của bạn

    X

    Cảm ơn bạn. Chuyên gia của chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi của bạn trong thời gian sớm nhất.

    Bạn vui lòng kiểm tra hòm thư để nhận câu trả lời