Cerebio https://cerebio.vn Giúp ngăn ngừa một số rối loạn tâm thần Tue, 19 Mar 2024 01:29:53 +0700 vi hourly 1 BioticAAD https://cerebio.vn/bioticaad-722/ https://cerebio.vn/bioticaad-722/#respond Mon, 03 Oct 2022 09:39:32 +0000 http://cerebio.vn/?p=722

Tên sản phẩm: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe BioticAAD

Thành phần:  Mỗi gói BioticAAD (Ecologic AAD) 2,5g chứa 9 chủng vi khuẩn sinh lactic (probiotic):

2,5  x  10(9)  CFU,  bao  gồm:  B.bifidum  W23,  B.lactis  W51,  E.faecium  W54, L.acidophilus  W37,  L.acidophilus  W55,  L.paracasei  W20,  L.plantarum  W62, L.rhamnosus W71, L.salivarius W24. 

Phụ liệu: Tinh bột ngô, Maltodextrin, fructo-oligosaccharides (FOS), Maize dextrin, protein  thực  vật,  kali  clorua,  magie  sulphate,  enzyme  (amylase),  hương  vani, mangan sulphate.

Công dụng:

  • Bổ sung lợi khuẩn đường ruột.
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột hoặc do dùng kháng sinh.

Hướng dẫn sử dụng:  Pha 1 gói (2,5g) vào 1 ly nước ấm, sữa hoặc sữa chua, khuấy đều trước khi uống.  Sử dụng 1-2 gói mỗi ngày tốt nhất là khi bụng đói trước khi ăn sáng và trước khi đi ngủ.

Đối tượng sử dụng: Người bị rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột hoặc do dùng kháng sinh.

Bảo quản:  Bảo quản ở nhiệt độ phòng, không cần bảo quản lạnh.

Quy cách đóng gói:  Hộp 14 gói

Thời hạn sử dụng: 2 năm kể từ ngày sản xuất.

Chú ý:  Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

  • Không dùng cho người mẫn cảm, kiêng kỵ  với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm
  • Để xa tầm tay trẻ em.
  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng
  • Bắt đầu từ ngày dùng kháng sinh đầu tiên cho đến khi ngừng sử dụng thuốc.
  • Khi dùng kháng sinh, hãy đợi 2-3 giờ, sau đó mới sử dụng sản phẩm này
  • Probiotic có thể gây ra sự thay đổi nhẹ, thoáng qua đối với chức năng đường ruột (đầy hơi, bồn chồn ở ruột) trong tuần đầu tiên sử dụng ở một số trường hợp. Các biểu hiện này sẽ ổn định sau vài ngày.
  • Nếu triệu chứng vẫn còn hãy tham khảo ý kiến của dược sĩ/bác sĩ
  • Thích hợp cho trẻ từ 1 tuổi và người lớn 6.

Nhà sản xuất: Winclove B.V.

Địa chỉ: Hulstweg 11, 1032 LB Amsterdam, Hà Lan.

Thương nhân chịu trách nhiệm về chất lượng, nhập khẩu và phân phối sản phẩm:  CÔNG  TY TNHH  DƯỢC  PHẨM  ĐÔNG  ĐÔ

Địa chỉ: Tầng 1 và Tầng 4, toà nhà Home City tại số 177, Tổ 51 Phố Trung Kính, Phường Yên Hoà, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.  Điện thoại: + 84 24 3 5576151

Số ĐKSP: 8764/2021/ĐKSP 

Số GPQC: 3485/2021/XNQC-ATTP

Giá bán lẻ: 385.000/hộp 14 gói

Danh sách nhà thuốc:

  1. Nhà thuốc Đông Đô – 128 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
  2. Nhà thuốc Long Tâm – 199 Giải Phóng, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  3. Nhà thuốc phòng khám Vip – 257 Giải Phóng, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  4. Nhà thuốc Thủy Tiên – 57E Ngõ 879, La Thành, Ba Đình, Hà Nội (Dốc viện Nhi)

Hotline: 0981 966 152

]]>
https://cerebio.vn/bioticaad-722/feed/ 0
Những điều cần biết về chứng trầm cảm nặng https://cerebio.vn/nhung-dieu-can-biet-ve-chung-tram-cam-nang-470/ https://cerebio.vn/nhung-dieu-can-biet-ve-chung-tram-cam-nang-470/#respond Tue, 08 Jan 2019 07:58:31 +0000 http://cerebio.vn/?p=470 Trầm cảm chia làm 3 dạng là trầm cảm nhẹ, vừa và nặng. Trong đó chứng trầm cảm nặng khó điều trị và việc điều trị cần kết hợp nhiều phương pháp. Trầm cảm nặng nếu không được phát hiện và điều trị sẽ để lại hậu quả rất xấu, nhiều trường hợp đã tìm đến cái chết.

1

Trầm cảm nặng là gì?

Nếu trầm cảm nhẹ chỉ có một vài dấu hiệu thì trầm cảm nặng lại có tất cả các dấu hiệu của người bệnh và mức độ thể hiện dấu hiệu luôn rõ ràng hơn.

Theo thống kê thì có đến hơn 70% trường hợp tự sát là do trầm cảm gây ra. Ý đồ tự sát thực tế cao hơn hành vi tự sát từ 10-12 lần ở người bị trầm cảm. Nữ giới bị trầm cảm nhiều hơn nam giới nhưng khi nam giới mắc bệnh thì xu hướng tự sát lại cao hơn rất nhiều. Có khoảng 15% trường hợp bị trầm cảm ở mức độ nặng.

Để chuẩn đoán được người bệnh có đang ở giai đoạn nặng hay không thì người ta phải dựa vào các dấu hiệu biển hiện để đánh giá.

Chuẩn đoán  người  mắc trầm cảm nặng

Hai triệu chứng cốt lõi của trầm cảm là:

  • Tâm trạng buồn bã, có hoặc không kèm theo triệu chứng hay khóc, bi quan trước mọi việc.
  • Không có động lực, giảm hứng thú trong mọi việc, kể cả những hoạt động nằm trong sở thích trước đây.

Ngoài ra còn có 7 triệu chứng trầm cảm liên quan phổ biến

  • Rối loạn giấc ngủ
  • Thay đổi khẩu vị khiến tăng giảm cân đột ngột
  • Chuyển động chậm chạp hoặc dễ bị kích động
  • Cảm giác tội lỗi, tự ti, thất vọng về bản thân.
  • Mệt mỏi, lo âu, căng thẳng, stress
  • Khó khăn trong việc tập trung hoặc giải quyết các vấn đề đơn giản hàng ngày.
  • Suy nghĩ về cái chết hoặc có ý định tự tử.

Dựa trên 9 triệu chứng đó người ta phân loại trầm cảm thành 3 loại bao gồn:

  • Trầm cảm nhẹ gồm 1 triệu chứng chính và ít hơn 4 triệu chứng liên quan.
  • Trầm cảm vừa: gồm 2 triệu chứng chính và 4 triệu chứng liên quan.
  • Trầm cảm nặng: 2 triệu chứng chính và hầu hết (hoặc tất cả) các triệu chứng liên quan.

Đối với trường hợp trầm cảm nặng người bệnh còn có thể gặp phải các chứng bệnh hoang tưởng, ảo giác, đau nhức cơ thể.

Nguyên nhân gây ra

Trầm cảm nhẹ nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bản thân người bệnh không tự quan tâm, gia đình không quan tâm thì sẽ chuyển sang dạng trầm cảm nặng. Đối tượng của trầm cảm là:

  • Người có người thân mắc bệnh hay còn gọi là di truyền. Nếu trong gia đình có bố mẹ bị trầm cảm thì khả năng những người con sẽ bị trầm cảm cao hơn.
  • Người thường xuyên bị stress kéo dài mất cân bằng tâm lý, gặp phải chấn động mạnh về tâm lí như mất người thân hay gặp phải những chuyện quá sốc.
  • Người bị căng thẳng quá mức đến từ những sự kiện, những biến động trong cuộc sống, tranh cãi, áp lực trong công việc hay những mối quan hệ xấu với mọi người xung quanh
  • Người bị mất ngủ thường xuyên dẫn đến các triệu chứng nặng hơn của trầm cảm
  • Người ít giao tiếp thường xuyên bi quan có nhiều khả năng trở lên bị trầm cảm
  • Người mắc các bệnh lỹ mãn tính, hoặc thay đổi nội tiết sau các quá trình như mang thai, sẩy thai, giai đoạn sau sinh, tiền mãn kinh hay mãn kinh cũng chính là nguyên nhân bệnh trầm cảm ở phụ nữ.

Điều trị chứng trầm cảm nặng

Để điều trị chứng trầm cảm nặng cần kết hợp nhiều phương pháp:

Tâm lý trị liệu

Đây là phương pháp giúp người bệnh thấu hiểu và vượt qua những khó khăn trong các mối quan hệ, các tình huống xảy ra với người bệnh. Các chuyên gia tâm lý sẽ hướng người bệnh thay đổi cách suy nghĩ và cư xử mới tích cực hơn.

Thuốc điều trị trầm cảm

Các loại thuốc có thể được kê là các loại thuốc chống trầm cảm như Escitalopram, Paroxetine, Sertraline, Fluoxetine và Citalopram… Đa số các loại thuốc này đều có tác dụng phụ không tốt như: đau đầu, buồn nôn; khó ngủ và căng thẳng; kích động hoặc bồn chồn; gây ra các vấn đề về tình dục. Đặc biệt là các loại thuốc này trước khi có tác dụng thực sự có thể khiến người bệnh có ý định tự tử hoặc cố tự tử chính vì vậy việc sử dụng thuốc chống trầm cảm phải tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Liệu pháp sốc điện

Đối với trường hợp không thể chữa bằng thuốc chống trầm cảm hay liệu pháp tâm lý các bác sĩ có thể sử dụng liệu pháp sốc điện tuy nhiên phương pháp này cũng gây ra các tác dụng phụ như lú lẫn hoặc mất trí nhớ, thường là chỉ trong khoảng thời gian ngắn hạn.

Các biện pháp hỗ trợ

Vận động:

Bất cứ dạng vận động nào cũng đều có tính chất chống trầm cảm tự nhiên: tập luyện Yoga, đi bộ, chạy, chơi các môn thể thao khác… Bạn hãy tự đặt ra những mục tiêu nhỏ để dễ đạt được và tăng dần khối lượng luyện tập khi bạn thấy khá hơn.

Lên kế hoạch những hoạt động giải trí:

Hãy thử nhớ những điều mà bạn từng thích như: đi xem phim với bạn bè, đi xem triển lãm nghệ thuật, đi ăn, mua sắm. Bạn có thể thử vài điều nho nhỏ mỗi ngày.

Khi bạn bị trầm cảm, ngay cả những điều bạn yêu thích trong quá khứ cũng có thể trở thành chán ngán và tẻ nhạt, nhưng nếu cố gắng tập trung vào những hoạt động nhỏ mỗi ngày, điều đó có thể giúp bạn thấy khá hơn. Nó cũng tạo cảm giác là bạn đang đạt được một điều gì đó, rất quan trọng để đạt được mục tiêu điều trị.

tram-cam-nang-3

Sống điều độ

Sống điều độ thường hữu ích cho người bệnh trầm cảm. Những hoạt động đơn giản thường nhật có thể trở thành rất khó khăn với người bệnh. Nếu bạn thiết lập một thời gian biểu và tuân thủ tốt, bạn có thể thấy mình trở lại như trước đây. Bạn hãy dành thời gian vệ sinh thân thể và chăm sóc dung mạo, và ăn ngủ điều độ

Tìm kiếm sự hỗ trợ chung quanh mình
Mặc dù bạn bè và người thân không thể hiểu hoàn toàn những gì bạn đang trải qua, bạn vẫn nên nói chuyện với những người yêu mến mình. Không nên nghĩ mình là gánh nặng cho người khác trong thời gian này. Có những người hỗ trợ đôi khi có thể khá hữu ích. Giãi bày với gia đình hay bạn bè tin cậy và nói cho họ biết những gì bạn đang cảm nhận. Hãy trao đổi với bác sĩ  hay chuyên viên tư vấn và đừng sợ sẽ bị công kích.

Bổ sung Probiotics (men vi sinh) thích hợp

Một nghiên cứu của Đại học McMaster lần đầu tiên xác định mối liên quan giữa probiotic và cải thiện các triệu chứng trầm cảm. Các nhà khoa học từ Viện nghiên cứu sức khỏe gia đình Farncombe thuộc Đại học McMaster phát hiện ra rằng, những người trưởng thành bị IBS cho thấy những cải thiện về bệnh trầm cảm sau khi dùng probiotic Bifidobacterium longum NCC3001 so với những người bị IBS dùng giả dược.

Nghiên cứu thí điểm này gồm 44 người lớn bị IBS và bị trầm cảm từ mức nhẹ tới trung bình. Họ được theo dõi trong thời gian 10 tuần. Một nửa số người tham gia dùng Bifidobacterium longum NCC3001 hàng ngày trong khi nửa còn lại dùng giả dược. Kết quả cho thấy, 64% bệnh nhân trong nhóm dùng probiotic giảm điểm số trầm cảm so với tỉ lệ 32% ở nhóm dùng giả dược.

Bác sĩ Premysl Bercik, phó giáo sư về nội khoa tại Đại học McMaster cho biết: “Nghiên cứu này cho thấy probiotic có thể cải thiện cả triệu chứng trầm cảm và các vấn đề tâm lý ở bệnh nhân IBS. Nó mở ra hướng mới cho việc điều trị các rối loạn chức năng ruột và các bệnh tâm thần”. Nghiên cứu được đăng trên tờ Gastroenterology.

Đây là một giải pháp khá dễ và có độ an toàn cao. Bạn có thể tìm hiểu về loại men vi sinh có tác dụng đặc hiệu đối với trầm cảm để bổ sung. Nhưng quan trọng nhất vẫn là điều trị theo hướng dẫn của bác sỹ.

]]>
https://cerebio.vn/nhung-dieu-can-biet-ve-chung-tram-cam-nang-470/feed/ 0
Suy nhược cơ thể – bệnh không thể chủ quan https://cerebio.vn/suy-nhuoc-co-the-benh-khong-the-chu-quan-457/ https://cerebio.vn/suy-nhuoc-co-the-benh-khong-the-chu-quan-457/#respond Tue, 08 Jan 2019 02:57:08 +0000 http://cerebio.vn/?p=457 Suy nhược cơ thể là một tình trạng rối loạn mạn tính của cơ thể đặc trưng bởi sự mệt mỏi cực độ, mất năng lượng kéo dài.

Suy nhược cơ thể là gì?

Hội chứng suy nhược cơ thể là tên gọi của hàng loạt các triệu chứng kết hợp giữa rối loạn thể chất và rối loạn tâm thần kinh. Hội chứng suy nhược cơ thể còn có nhiều tên gọi khác nhau như suy nhược thần kinh, hội chứng suy nhược sau nhiễm siêu vi, trạng thái u uất, loạn thần kinh tim…

Suy nhược cơ thể thường gặp ở những người trong độ tuổi từ 24-45, ngoài ra cũng có thể xuất hiện ở trẻ em hoặc người già. Theo thống kê của CDC (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ), hội chứng suy nhược mạn tính gặp ở khoảng 0.002-0,007% dân số. Tuy  nhiên, nếu xem xét trong số những bệnh nhân tới khám bệnh tổng quát thì có tới 20% trong số họ có những biểu hiện của hội chứng suy nhược cơ thể. Việc chẩn đoán bệnh gặp nhiều khó khăn do những biểu hiện của bệnh xuất hiện rải rác, không tập trung và thường lẫn với triệu chứng bệnh ở nhiều chuyên khoa khác nhau.

Nguyên nhân nào gây suy nhược cơ thể?

Việc có nhiều tên gọi khác nhau cho thấy không có sự thống nhất về nguyên nhân cũng như cơ chế sinh bệnh của suy nhược cơ thể. Một số giải thuyết khác nhau được đưa ra là:

  • Hậu quả sau nhiễm trùng (nhiễm virus herpes, retrovirus, enterovirus)
  • Do rối loạn nội tiết
  • Suy giảm miễn dịch
  • Mắc kèm với trầm cảm, stress kéo dài

Tình trạng trầm uất được ghi nhân ở 2/3 các trường hợp có biểu hiện suy nhược cơ thể. Chính vì vậy mà nhiều chuyên gia cho rằng, suy nhược cơ thể có nguồn gốc bệnh cơ bản là từ tâm lý. Các vấn đề khác như rối loạn nội tiết hoặc suy giảm miễn dịch ở người bệnh là thứ phát (là hệ quả của rối loạn tâm lý).

Những triệu chứng của suy nhược cơ thể

Triệu chứng suy nhược cơ thể rất đa dạng, phân tán nên thường gây khó khăn trong việc chẩn đoán và xác định nguyên nhân. Dưới đây một số triệu chứng điển hình và tần suất gặp phải ở những người mắc suy nhược cơ thể:

Triệu chứng bệnh

Tỷ lệ (%) Triệu chứng bệnh Tỷ lệ (%)
Mệt mỏi
Khó tập trung tư tưởng
Đau đầu
Đau họng
Đau hạch ngoại vi
Đau nhức cơ
Đau nhức khớp
Nóng trong người
Khó ngủ
100
90
90
85
80
80
75
75
75
Vấn đề tâm lý
Dị ứng
Đau bụng
Sụt cân
Nổi ban
Mạch nhanh
Lên cân
Đau ngực
Đổ mồ hôi trộm

65
55
40
20
10
10
5
5
5

Suy nhược cơ thể khiến người bệnh mất năng lượng, giảm khả năng tập trung học tập hoặc làm việc, hạn chế quan hệ xã hội và dễ mắc bệnh tật khác. Không những thế, suy nhược cơ thể thường đi kèm với các vấn đề tâm lý, nếu không được điều trị thích hợp người bệnh có thể rơi vào trạng thái trầm cảm nặng hoặc loạn thần, dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng hơn.

Cách khắc phục suy nhược cơ thể

Tùy theo từng nguyên nhân cụ thể mà các cách khắc phục suy nhược cơ thể có thể khác nhau:

Đối với người bị suy nhược cơ thể do thiếu chất dinh dưỡng, làm việc quá sức thì cần bổ sung chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý. Chế độ ăn cho người suy nhược cơ thể cần đảm bảo 4 thành phần (đạm, béo, bột đường, vitamin). Nên ăn thêm nhiều rau xanh như súp lơ, rau chân vịt – những loại rau nhiều axit folic và vitamin tốt cho sức khỏe và những loại hoa quả như cam, bưởi, dâu… Trong trường hợp ăn uống không ngon miệng có thể chế biến thức ăn thành các món loãng như súp, cháo để dễ ăn và dễ tiêu hóa.

Đối với người bị suy nhược cơ thể do stress quá mức cần sắp xếp lại công việc hợp lý, tránh căng thẳng và tập luyện thể dục thể thao, thiền hoặc yoga. Không sử dụng rượu bia, thuốc lá, cà phê.

Bổ sung thêm men vi sinh chuyên biệt cho tâm trạng (psychobiotics) cũng rất tốt cho người mắc chứng suy nhược cơ thể do stress vì nó vừa giúp tăng cường khả năng tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng vừa có thể giúp cải thiện trạng thái tinh thần.

Nếu người bị suy nhược cơ thể do trầm cảm, rối loạn lo âu hoặc đã áp dụng các biện pháp hỗ trợ trên mà tình trạng không cải thiện thì nên thăm khám để được tư vấn điều trị. Việc điều trị với thuốc chống trầm cảm cần liên tục và kéo dài trung bình từ 6 tháng trở lên và cần có bác sỹ chuyên khoa tâm thần, thần kinh hoặc bác sỹ nội tổng quát theo dõi.

]]>
https://cerebio.vn/suy-nhuoc-co-the-benh-khong-the-chu-quan-457/feed/ 0
10 biểu hiện của bệnh trầm cảm https://cerebio.vn/10-bieu-hien-cua-benh-tram-cam-454/ https://cerebio.vn/10-bieu-hien-cua-benh-tram-cam-454/#respond Tue, 08 Jan 2019 02:53:33 +0000 http://cerebio.vn/?p=454 Hẳn các bạn còn nhớ những trường hợp như năm 2017, một bà mẹ giết chết chính con trai 33 ngày tuổi của mình, hay tháng 7/2018 vừa qua trường hợp bà mẹ giết chết con trai và cháu sau đó tự tử nhưng không thành… Sau những sự việc này, chúng ta mới bàng hoàng nhận ra một căn bệnh nguy hiểm đang hiện hữu quanh ta đó chính là “Trầm cảm”. Trầm cảm có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng do người mắc không còn được sáng suốt, có thể tự gây tổn thương cho chính họ hoặc những người xung quanh. Nếu phát hiện sớm ra trầm cảm thì sẽ hạn chế được rất nhiều trường hợp đáng tiếc như trên.

Bệnh nhân trầm cảm cũng như các bệnh lý khác đều có những biểu hiện để nhận biết bệnh. Dưới đây là 10 biểu hiện rõ nét nhất của người bị trầm cảm:

10 biểu hiện của bệnh nhân trầm cảm 1

1. Khí sắc buồn

Đây là biểu hiện tiêu biểu của chứng trầm cảm. Người mắc bệnh thường có khí sắc buồn trầm, nét mặt ủ rũ, buồn bã chán chường và bi quan.

Thường bệnh nhân trầm cảm sẽ không tỏ rõ cảm xúc chỉ có 1 nét mặt trầm buồn và tách biệt mình với mọi người, lảng tránh các nơi chỗ tập thể.

2. Mệt mỏi, lo âu, stress kéo dài

Người mắc chứng trầm cảm, cơ thể của họ dường như luôn ở trạng thái căng thẳng liên tục dẫn đến mệt mỏi lo âu, stress kéo dài.

Chứng trầm cảm khiến cho người bệnh luôn than phiền rằng họ mệt mỏi cộng thêm việc rối loạn giấc ngủ khiến cho tình trạng mệt mỏi lo âu càng ngày càng trầm trọng hơn. Một số trường hợp sự mệt mỏi còn thể hiện bằng nói lắp, lười hoạt động, đi lại làm việc chậm chạp.

3. Rối loạn ăn uống

3. Rối loạn ăn uống 1

Tạp chí American Journal of Clinical Nutrition từng đưa thông tin của một nghiên cứu chứng minh rằng việc ăn các thực phẩm giàu carbohydrate có thể đẩy nhanh tạm thời quá trình tổng hợp hormone hạnh phúc serotonin trong não chính vì vậy một số trường hợp khi mắc trầm cảm lại ăn uống tốt hơn một cách lạ thường. Những trường hợp này thường khi ăn uống cảm giác tâm trạng tốt hơn dù vô thức hay có ý thức. Một số trường hợp trầm cảm khác thì lại không muốn ăn uống, nhìn thấy thức ăn là chán nản.

Nếu phát hiện bản thân mình tăng hoặc giảm hơn 5% trọng lượng cơ thể 1 tháng mà không do các nguyên nhân như giảm cân thì nên đi khám.

4. Rối loạn giấc ngủ

Nghiên cứu năm 2008, đăng trên tạp chí Dialogues in Clinical Neuroscience năm 2008 chỉ ra rằng khoảng ¾ người bị trầm cảm sẽ mắc chứng rối loạn giấc ngủ. Người trầm cảm khó có thể ngủ được; việc đi vào giấc ngủ gặp nhiêu khó khăn; tỉnh dậy nửa đêm…. Sự mệt mỏi, lo lắng, stress liên tục càng kéo theo việc khó ngủ, mất ngủ. Rồi khó ngủ mất ngủ lại khiến cho tâm trạng mệt mỏi càng trở nên trầm trọng hơn.

Một số trường hợp còn gặp các vấn đề về giấc ngủ như ác mộng, mộng du. Rối loạn giấc ngủ là một trong số những biểu hiện sớm và phổ biến ở người trầm cảm.

5. Mất khả năng tập trung và ghi nhớ

Nếu trước đây, người bệnh có trí nhớ rất tốt khả năng tập trung cao thì khi mắc trầm cảm người bệnh sẽ bắt đầu quên đi những điều cơ bản, tự dưng không thể nào nhớ được tên, số điện thoại của người nhà. Hay trong liên tục quên deadline công việc, quên đón con, không thể đưa ra được quyết định và lựa chọn của bản thân… Sự mất tập trung, khó ghi nhớ này sẽ ảnh hưởng lớn đến công việc và cuộc sống của người bệnh. Nó là tiền đề của những hành vi hành động không kiểm soát được.

6. Không giữ được cảm xúc dễ mất kiểm soát bản thân cáu gắt, nổi nóng

6. Không giữ được cảm xúc dễ mất kiểm soát bản thân cáu gắt, nổi nóng 1

Người mắc chứng trầm cảm thường có xu hướng bạo lực hơn. Họ trở nên dễ cáu giận, nổi nóng khó chịu một cách khó hiểu không rõ nguyên nhân. Chả hạn như trong bữa cơm gia đình, mọi người đang thảo luận với nhau vui vẻ nhưng bản thân người bị trầm cảm có thể cảm thấy rất khó chịu, bực bội trong người thậm chí là bỏ ăn, cáu gắt, ném bát đũa, lo ố và chửi rủa.

7. Giảm hứng thú với sở thích của mình và tình dục

Trước đây có thể bạn rất thích nấu ăn nhưng bỗng dưng bạn không còn hứng thú với sở thích này đối với người trầm cảm là dễ hiểu. Người trầm cảm có thể mất hứng thú với những thứ trước đây họ vô cùng yêu thích chính điều này khiến cho họ dễ bị cảm giác cô độc, chỉ muốn thu mình lại và chúng sẽ khiến trầm cảm thêm trầm trọng.

Ngoài ra giảm hứng thú với tình dục cũng là một biểu hiện của người trầm cảm. Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng có tới 75% bệnh nhân trầm cảm giảm hoặc mất hứng thú trong tình dục, đây được xem là một trong những dấu hiệu sớm của người bị bệnh.

8. Tự ti tuyệt vọng với bản thân

Nội tâm của bệnh nhân trầm cảm luôn trong tình trạng phê bình, tự phê bình một cách ghê gớm thậm chí chúng hủy hoại tâm trạng của bệnh nhân. Việc đấu tranh tư tưởng, tự trách và hạ thấp bản thân là dấu hiệu cảnh báo trầm cảm nặng.

Người bệnh thường tự trách bản thân với những câu hỏi ngỏ như: mình thật vô tích sự, lẽ ra mình phải làm thế này, mình thật chẳng ra sao,… lối suy nghĩ ngày đã tự làm tổn thương người bệnh khiến người bệnh càng thêm buồn rầu chán nản và dẫn đến tuyệt vọng.

Sự tuyệt vọng đeo bán người bệnh khiến họ cảm thấy tuyệt vọng với bản thân, không còn mong muốn tìm cách điều trị trầm cảm. Sự tuyệt vọng sẽ lớn dần lên theo tình trạng phát triển xấu đi của chứng trầm cảm.

9. Các cơn đau

Không chỉ tâm lý, tâm trạng bị ảnh hưởng do trầm cảm gây ra. Không ít bệnh nhân than phiền về tình trạng đau nhức xương khớp hay rối loạn tiêu hóa.

Người trầm cảm thường có những suy nghĩ tiêu cực và họ tự nghĩ ra những cơn đau rồi khuếch đại chúng. Sẽ không có loại thuốc giảm đau nào có thể  giải quyết cơn đau do trầm cảm. Bởi bản thân người bệnh chứa nội tâm quá nhiều nỗi buồn phiền nên những cơn đau vô căn tìm đến để giúp nội tâm bộc lộ. Chỉ khi được điều trị đúng nguyên nhân trầm cảm thì những triệu chứng đau mới biến mất.

Khi gặp các cơn đau, mệt mỏi mãn tính mà không tìm ra được nguyên nhân và hướng giải quyết hãy đến gặp chuyên gia, bác sĩ tâm thần vì đó có thể là biểu hiện trầm cảm.

10. Có suy nghĩ hoặc hành vi tự sát

10. Có suy nghĩ hoặc hành vi tự sát 1

Suy nghĩ tiêu cực muốn chấm dứt cuộc đời hoặc lên những kế hoạch tự sát rất hay có ở người trầm cảm. Nếu chú ý, chúng ta có thể nhận thấy các dấu hiệu ở người trầm cảm muốn tự sát như có kế hoạch tự sát (chuẩn bị thuốc ngủ, dây thừng, xăng, thường nhìn vô định từ một vị trí cao…), tự gây tổn thương cho mình (cào, tự cắt vào da thịt…), hoặc đã từng tự tử trước đây. Khi có những dấu hiệu này thì đây là một tình trạng báo động khẩn cấp và người bệnh cần phải được hỗ trợ, giám sát ngay lập tức để tránh những hậu quả đáng tiếc.

Nếu xuất hiện các biểu hiện nghi ngờ là trầm cảm đừng chần chừ hãy đi thăm khám hoặc chia sẻ với chúng tôi để đưa ra được những nhận định và lời khuyên tốt nhất! Thực hiện bài test trầm cảm nhanh để biết được mức độ trầm cảm.

]]>
https://cerebio.vn/10-bieu-hien-cua-benh-tram-cam-454/feed/ 0
Trầm cảm sau sinh – những điều cần biết https://cerebio.vn/tram-cam-sau-sinh-nhung-dieu-can-biet-447/ https://cerebio.vn/tram-cam-sau-sinh-nhung-dieu-can-biet-447/#respond Tue, 08 Jan 2019 02:42:10 +0000 http://cerebio.vn/?p=447 Trầm cảm sau sinh (PPD)  là một phức hợp những thay đổi về thể chất, cảm xúc và hành vi xảy ra ở người phụ nữ sau khi sinh con. Theo DSM-5, một hướng dẫn được sử dụng để chẩn đoán các rối loạn tâm thần, trầm cảm sau sinh là một dạng trầm cảm nặng khi khởi phát trong vòng 4 tuần đầu sau khi sinh. Chẩn đoán trầm cảm sau sinh không chỉ dựa trên độ dài về thời gian kể từ khi sinh đến khi khởi phát bệnh mà còn dựa trên mức độ nặng của trầm cảm.

Trầm cảm sau sinh 1

Trầm cảm sau sinh là gì?

Trầm cảm sau sinh liên quan tới những thay đổi về hóa học, xã hội và tâm lý liên quan tới việc sinh con. Thuật ngữ này dùng để mô tả hàng loạt những thay đổi về thực thể và cảm xúc mà nhiều bà mẹ vừa sinh con trải qua. Tin tốt là trầm cảm sau sinh có thể điều trị được bằng thuốc và tâm lý trị liệu.

Những thay đổi về phương diện hóa học gồm việc giảm nhanh chóng các hormone sau sinh. Mối liên quan thực sự giữa sụt giảm nồng độ hormone và trầm cảm vẫn chưa được hiểu rõ, nhưng điều mà chúng ta đã biết là nồng độ estrogen và progesterone – hai hormone sinh sản của phụ nữ – tăng gấp 10 lần trong giai đoạn mang thai. Sau đó chúng giảm mạnh sau sinh. Chỉ 3 ngày sau khi sinh, nồng độ của các hormone này đã quay về mức như trước khi mang thai. Cùng với những thay đổi về hormone, những thay đổi về xã hội và tâm lý liên quan tới việc có con làm tăng nguy cơ trầm cảm.

Triệu chứng của trầm cảm sau sinh như thế nào?

Triệu chứng của trầm cảm sau sinh như thế nào? 1

Mệt mỏi chán nản là triệu chứng của trầm cảm sau sinh

Các triệu chứng của trầm cảm sau sinh tương tự như những điều xảy ra bình thường sau khi sinh con, gồm khó ngủ, thay đổi cảm giác ngon miệng, mệt mỏi quá mức, giảm ham muốn tình dục và thay đổi tâm trạng thường xuyên. Tuy nhiên cũng có những triệu chứng đi kèm của trầm cảm nặng gồm tâm trạng chán nản, mất sự hài lòng , cảm giác vô giá trị, vô vọng và bất lực ; suy nghĩ về cái chết hoặc tự tử hoặc tổn thương một ai đó.

Các yếu tố nguy cơ của trầm cảm sau sinh là gì?

Có một số các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh , gồm:

  • Tiền sử trầm cảm trước khi mang thai hoặc trong khi mang thai
  • Tuổi khi mang thai – càng trẻ càng có nguy cơ trầm cảm sau sinh cao hơn.
  • Mâu thuẫn về việc mang thai
  • Số con – bạn càng có nhiều con thì dường như bạn càng dễ trầm cả hơn trong lần mang thai kế tiếp
  • Có tiền sử trầm cảm hoặc rối loạn tiền kinh nguyệt
  • Có sự hỗ trợ xã hội hạn chế
  • Sống đơn thân
  • Xung đột hôn nhân

Trầm cảm sau sinh có thường gặp không?

Hầu hết các bà mẹ mới sinh đều trải qua hội chứng “ baby blues” – trạng thái khóc lóc, ủ rũ- sau khi sinh. Khoảng 1/10 bà mẹ sẽ phát triển thành trầm cảm nặng hơn, kéo dài hơn sau khi sinh. Khoảng 1/1000 bà mẹ sẽ phát triển thành một dạng trầm trọng hơn gọi là rối loạn tâm thần sau sinh.

Có các dạng nào của trầm cảm sau sinh?

Có 3 dạng thay đổi tâm trạng mà người phụ nữ có thể gặp sau sinh:

  • Hội chứng “baby blues,” xảy ra ở hầu hết phụ nữ trong những ngày sau sinh và được coi là bình thường. Một bà mẹ mới sinh con có thay đổi tâm trạng đột ngột như có lúc cảm thấy rất vui sau đó lại cảm thấy rất buồn. Cô ta có thể khóc không vì lý do gì và cảm thấy mất kiên nhẫn, nóng nẩy, lo lắng, cô độc và buồn bã. Hội chứng Baby blues có thể kéo dài chỉ vài giờ hoặc 1-2 tuần sau sinh  và không cần phải điều trị bởi các chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Thông thường việc tham gia vào một nhóm hỗ trợ của các bà mẹ mới sinh con hoặc chia sẻ  với các bà mẹ khác sẽ giải quyết được tình trạng này.
  • Trầm cảm sau sinh (PPD)  có thể xảy ra sau vài ngày hoặc thậm chí vài tháng sau sinh. PPD có thể xảy ra saukhi sinh bất kể đứa con nào mà không phải chỉ với đứa con đầu tiên. Bà mẹ có thể có các cảm giác tương tự như hội chứng Baby blues – buồn chán, thất vọng, lo lắng, nóng nảy nhưng cô ta sẽ cảm thấy các triệu chứng này trầm trọng hơn rất nhiều so với hội chứng baby blues. PPD thường khiến bà mẹ không làm được những việc cần làm hàng ngày và khi các chức năng bị ảnh hưởng , bà mẹ cần sự tư vấn của bác sĩ sản khoa hoặc bác sĩ chăm sóc sức khỏe ban đầu. Nếu không được điều trị các triệu chứng có thể nặng hơn. Và PPD mặc dù là một tình trạng nặng nề nhưng hoàn toàn có thể điều trị được bằng thuốc và tư vấn trị liệu.
  • Rối loạn tâm thần sau sinh là một bệnh lý tâm thần rất nặng nề có thể ảnh hưởng tới các bà mẹ mới sinh con. Bệnh này có thể xảy ra rất nhanh, thường trong vòng 3 tháng đầu sau sinh. Bà mẹ có thể mất  liên lạc với thực tế, ảo giác thính giác (nghe thấy những điều không thực sự xảy ra, giống như có người nói chuyện) và ảo tưởng (tin tưởng mạnh mẽ vào những thứ không  thực sự hợp lý ). Ảo giác nhìn (nhìn thấy thứ không có thật) ít gặp hơn. Các triệu chứng khác như mất ngủ , cảm thấy bị kích động và giận dữ, bồn chồn và có những hành vi và cảm giác lạ. Những phụ nữ mắc rối loạn tâm thần sau sinh cần phải được điều trị ngay lập tức và phần lớn cần điều trị bằng thuốc. Đối khi cần phải điều trị nội trú bởi vị họ có nguy cơ làm tổn thương tới mình hoặc người khác.

Các triệu chứng lo âu hoặc do rối loạn lo âu hay ám ảnh cưỡng chế tăng lên cùng với trầm cảm sau sinh có đúng không?

Các triệu chứng của rối loạn ám ảnh cưỡng chế rất hiếm khi xảy ra mới ở giai đoạn sau sinh (chỉ khoảng 1-3% phụ nữ sau sinh ). Ám ảnh thưởng liên quan tới mỗi quan tâm về sức khỏe của đứa con hoặc cảm giác sợ hãi vô cớ về việc làm hại đứa trẻ. Triệu chứng của rối loạn ám ảnh-cưỡng chế khá hiếm trong thời kỳ hậu sản (chỉ khoảng 1-3%) Rối loạn tâm thần hoảng loạn có thể xảy ra. Cả 2 tình trạng này thường tồn tại cùng với trầm cảm..

Lời khuyên để đối phó với tình trạng sau sinh

Lời khuyên để đối phó với tình trạng sau sinh 1

  • Hãy yêu cầu sự giúp đỡ- hãy để người khác biết họ cần giúp đỡ bạn.
  • Hãy thực tế về những mong đợi của bạn về chính bạn và con bạn..
  • Luyện tập trong giới hạn mà bác sĩ cho phép, đi bộ, ra ngoài để thư giãn
  • Sãn sàng đón nhận một số ngày tốt và một số ngày không tốt về tâm trạng
  • Tuân thủ một chế độ ăn hợp lý, tránh đồ uống có cồn và caféin.
  • Tăng cường mối quan hệ với chồng bạn – dành nhiều thời gian cho nhau hơn..
  • Giữ tương tác với gia đình và bạn bè của bạn – tránh không tự cô lập mình.
  • Hạn chế người đến thăm khi bạn mới về nhà
  • Ngủ hoặc nghỉ ngơi khi con bạn ngủ!

Trầm cảm sau sinh được điều trị như thế nào?

Trầm cảm sau sinh được điều trị khác nhau phụ thuộc dạng và mức độ nặng của bệnh. Các lựa chọn điều trị gồm thuốc chống lo âu, thuốc chống trầm cảm và trị liệu tâm lý.

Bạn cần biết

  • Trầm cảm sau sinh có thể ảnh hưởng đến cả người chồng (ít nhất 50%) và gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển tâm lý của em bé. Do đó, đừng ngần ngại điều trị càng sớm càng tốt để bảo vệ mình và gia đình.
  • Một số thuốc chống trầm cảm chọn lọc thì khá an toàn cho người mẹ mới sinh và đang cho con bú. Thầy thuốc của bạn sẽ chọn một loại thuốc phù hợp nhất cho bạn và an toàn cho em bé đang bú mẹ.

Khi nào cần thăm khám và điều trị bởi bác sĩ?

Khi nào cần thăm khám và điều trị bởi bác sĩ? 1

Trầm cảm sau sinh nếu không được điều trị có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và con. Bà mẹ mới sinh sẽ cần tới tham khám bác sĩ khi:

  • Các triệu chứng tồn tại dai dẳng trên 2 tuần
  • Không thể làm các hoạt động bình thường
  • Không thể giải quyết. đối phó với các tình huống thường nhật
  • Có ý nghĩ làm tổn thương bản thân hoặc con
  • Cảm thấy thực sự lo lắng, sợ hãi và hoảng loạn hầu như cả ngày.

BS. Lê Đình Phương

Trưởng khoa nội tổng quát và YHGĐ – Bệnh viện FV

]]>
https://cerebio.vn/tram-cam-sau-sinh-nhung-dieu-can-biet-447/feed/ 0
Trầm cảm gây hại cho cơ thể như thế nào? https://cerebio.vn/tram-cam-gay-hai-cho-co-the-nhu-the-nao-445/ https://cerebio.vn/tram-cam-gay-hai-cho-co-the-nhu-the-nao-445/#respond Mon, 07 Jan 2019 05:00:31 +0000 http://cerebio.vn/?p=445 Trầm cảm không chỉ ảnh hưởng tới tâm trạng, chức năng não bộ mà còn ảnh hưởng tới hoạt động của các cơ quan trong cơ thể cũng như tình trạng bệnh lý khác.

Sự tác động của trầm cảm trên cơ thể

Sự tác động của trầm cảm trên cơ thể 1

Trầm cảm ảnh hưởng tới chức năng não bộ

Ở người mắc trầm cảm, có sự suy giảm của các chất dẫn truyền thần kinh giữa các neuron. Sự thiếu hụt các chất dẫn truyền này được cho là nguyên nhân chính dẫn đến khí sắc trầm uất, chán nản, mất tập trung, suy giảm trí nhớ, lo âu, hoảng loạn, giảm khả năng tâm thần vận động…

Trầm cảm tác động lên các cơ quan khác trong cơ thể

Trầm cảm tác động trực tiếp lên chức năng của não bộ. Tuy nhiên, giữa hệ thống thần kinh và các cơ quan khác luôn có sự tương tác hai chiều. Chính vì vậy mà các rối loạn cảm xúc như trầm cảm, lo âu có thể dẫn đến những triệu chứng cơ năng như mệt mỏi vô cớ, hồi hộp, tim đập nhanh, tiêu chảy, đau bụng, đau đầu, cao huyết áp, ngất xỉu…Những triệu chứng cơ năng này thường được bệnh nhân cảm nhận được trước khi thấy các triệu chứng về mặt tâm lý. Vì vậy mà họ thường thăm khám ở rất nhiều chuyên khoa khác nhau trước khi tới khám ở chuyên khoa sức khỏe tâm thần. Khi thăm khám, đa số các trường hợp không phát hiện ra bệnh cụ thể và triệu chứng không được cải thiện khi điều trị với thuốc. Chỉ khi được xác định đúng và điều trị trầm cảm thì những triệu chứng cơ thể mới biến mất.

Ảnh hưởng của trầm cảm lên các bệnh lý nội khoa

Trên thực tế, trầm cảm gặp với tỉ lệ khá cao ở những bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính như tim mạch, đái tháo đường, ung thư,…Trầm cảm có thể làm dự hậu của các bệnh thực thể xấu đi. Nghiên cứu cho thấy trầm cảm làm tăng thêm biến chứng và tử vong ở các bệnh lý tim mạch, nhồi máu cơ tim, tiểu đường.

DS. Thùy Trâm

Hiệu đính: BS. Lê Đình Phương

]]>
https://cerebio.vn/tram-cam-gay-hai-cho-co-the-nhu-the-nao-445/feed/ 0