Cerebio https://cerebio.vn Giúp ngăn ngừa một số rối loạn tâm thần Wed, 20 Nov 2024 15:54:58 +0700 vi hourly 1 Suy nhược cơ thể – bệnh không thể chủ quan https://cerebio.vn/suy-nhuoc-co-the-benh-khong-the-chu-quan-457/ https://cerebio.vn/suy-nhuoc-co-the-benh-khong-the-chu-quan-457/#respond Tue, 08 Jan 2019 02:57:08 +0000 http://cerebio.vn/?p=457 Suy nhược cơ thể là một tình trạng rối loạn mạn tính của cơ thể đặc trưng bởi sự mệt mỏi cực độ, mất năng lượng kéo dài.

Suy nhược cơ thể là gì?

Hội chứng suy nhược cơ thể là tên gọi của hàng loạt các triệu chứng kết hợp giữa rối loạn thể chất và rối loạn tâm thần kinh. Hội chứng suy nhược cơ thể còn có nhiều tên gọi khác nhau như suy nhược thần kinh, hội chứng suy nhược sau nhiễm siêu vi, trạng thái u uất, loạn thần kinh tim…

Suy nhược cơ thể thường gặp ở những người trong độ tuổi từ 24-45, ngoài ra cũng có thể xuất hiện ở trẻ em hoặc người già. Theo thống kê của CDC (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ), hội chứng suy nhược mạn tính gặp ở khoảng 0.002-0,007% dân số. Tuy  nhiên, nếu xem xét trong số những bệnh nhân tới khám bệnh tổng quát thì có tới 20% trong số họ có những biểu hiện của hội chứng suy nhược cơ thể. Việc chẩn đoán bệnh gặp nhiều khó khăn do những biểu hiện của bệnh xuất hiện rải rác, không tập trung và thường lẫn với triệu chứng bệnh ở nhiều chuyên khoa khác nhau.

Nguyên nhân nào gây suy nhược cơ thể?

Việc có nhiều tên gọi khác nhau cho thấy không có sự thống nhất về nguyên nhân cũng như cơ chế sinh bệnh của suy nhược cơ thể. Một số giải thuyết khác nhau được đưa ra là:

  • Hậu quả sau nhiễm trùng (nhiễm virus herpes, retrovirus, enterovirus)
  • Do rối loạn nội tiết
  • Suy giảm miễn dịch
  • Mắc kèm với trầm cảm, stress kéo dài

Tình trạng trầm uất được ghi nhân ở 2/3 các trường hợp có biểu hiện suy nhược cơ thể. Chính vì vậy mà nhiều chuyên gia cho rằng, suy nhược cơ thể có nguồn gốc bệnh cơ bản là từ tâm lý. Các vấn đề khác như rối loạn nội tiết hoặc suy giảm miễn dịch ở người bệnh là thứ phát (là hệ quả của rối loạn tâm lý).

Những triệu chứng của suy nhược cơ thể

Triệu chứng suy nhược cơ thể rất đa dạng, phân tán nên thường gây khó khăn trong việc chẩn đoán và xác định nguyên nhân. Dưới đây một số triệu chứng điển hình và tần suất gặp phải ở những người mắc suy nhược cơ thể:

Triệu chứng bệnh

Tỷ lệ (%) Triệu chứng bệnh Tỷ lệ (%)
Mệt mỏi
Khó tập trung tư tưởng
Đau đầu
Đau họng
Đau hạch ngoại vi
Đau nhức cơ
Đau nhức khớp
Nóng trong người
Khó ngủ
100
90
90
85
80
80
75
75
75
Vấn đề tâm lý
Dị ứng
Đau bụng
Sụt cân
Nổi ban
Mạch nhanh
Lên cân
Đau ngực
Đổ mồ hôi trộm

65
55
40
20
10
10
5
5
5

Suy nhược cơ thể khiến người bệnh mất năng lượng, giảm khả năng tập trung học tập hoặc làm việc, hạn chế quan hệ xã hội và dễ mắc bệnh tật khác. Không những thế, suy nhược cơ thể thường đi kèm với các vấn đề tâm lý, nếu không được điều trị thích hợp người bệnh có thể rơi vào trạng thái trầm cảm nặng hoặc loạn thần, dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng hơn.

Cách khắc phục suy nhược cơ thể

Tùy theo từng nguyên nhân cụ thể mà các cách khắc phục suy nhược cơ thể có thể khác nhau:

Đối với người bị suy nhược cơ thể do thiếu chất dinh dưỡng, làm việc quá sức thì cần bổ sung chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý. Chế độ ăn cho người suy nhược cơ thể cần đảm bảo 4 thành phần (đạm, béo, bột đường, vitamin). Nên ăn thêm nhiều rau xanh như súp lơ, rau chân vịt – những loại rau nhiều axit folic và vitamin tốt cho sức khỏe và những loại hoa quả như cam, bưởi, dâu… Trong trường hợp ăn uống không ngon miệng có thể chế biến thức ăn thành các món loãng như súp, cháo để dễ ăn và dễ tiêu hóa.

Đối với người bị suy nhược cơ thể do stress quá mức cần sắp xếp lại công việc hợp lý, tránh căng thẳng và tập luyện thể dục thể thao, thiền hoặc yoga. Không sử dụng rượu bia, thuốc lá, cà phê.

Bổ sung thêm men vi sinh chuyên biệt cho tâm trạng (psychobiotics) cũng rất tốt cho người mắc chứng suy nhược cơ thể do stress vì nó vừa giúp tăng cường khả năng tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng vừa có thể giúp cải thiện trạng thái tinh thần.

Nếu người bị suy nhược cơ thể do trầm cảm, rối loạn lo âu hoặc đã áp dụng các biện pháp hỗ trợ trên mà tình trạng không cải thiện thì nên thăm khám để được tư vấn điều trị. Việc điều trị với thuốc chống trầm cảm cần liên tục và kéo dài trung bình từ 6 tháng trở lên và cần có bác sỹ chuyên khoa tâm thần, thần kinh hoặc bác sỹ nội tổng quát theo dõi.

]]>
https://cerebio.vn/suy-nhuoc-co-the-benh-khong-the-chu-quan-457/feed/ 0