Cerebio https://cerebio.vn Giúp ngăn ngừa một số rối loạn tâm thần Tue, 19 Mar 2024 01:29:53 +0700 vi hourly 1 Bổ sung postbiotics cho đường ruột – triển vọng mới giúp bệnh nhân trầm cảm và điều trị Hp mau khỏi https://cerebio.vn/bo-sung-postbiotics-cho-duong-ruot-trien-vong-moi-giup-benh-nhan-tram-cam-va-dieu-tri-hp-mau-khoi-719/ https://cerebio.vn/bo-sung-postbiotics-cho-duong-ruot-trien-vong-moi-giup-benh-nhan-tram-cam-va-dieu-tri-hp-mau-khoi-719/#respond Tue, 20 Sep 2022 09:00:17 +0000 http://cerebio.vn/?p=719 Nghiên cứu cho thấy vi khuẩn chí đường ruột đóng vai trò quan trọng trong “đối thoại” não – ruột qua các đường thần kinh, miễn dịch và chuyển hóa. Sử dụng probiotics để điều trị các rối loạn tâm thần kinh và tiêu hóa là một hướng can thiệp điều trị mới nhiều triển vọng.

Sáng 18/9, gần 500 bác sĩ ở TPHCM và miền Đông, miền Tây Nam Bộ đã tham dự hội thảo khoa học “Probiotics – Postbiotics: Tiếp cận mới trong xử trí lâm sàng bệnh lý đường tiêu hóa”, do Hội Khoa học Tiêu hóa phối hợp cùng Công ty TNHH Dược phẩm Đông Đô tổ chức, với 2 hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Phát biểu khai mạc hội thảo, BS.CK2 Trần Kiều Miên – Phó chủ tịch Hội Khoa học Tiêu hóa Việt Nam, Chủ tịch LCH Khoa học Tiêu hóa TPHCM cho biết: “Hội Khoa học Tiêu hóa đã tổ chức rất nhiều buổi hội thảo nhưng vấn đề vi sinh đường tiêu hóa chưa được đi sâu. Trong các hội nghị tiêu hóa quốc tế vừa qua ở Mỹ và châu Âu đều đề cập đến rối loạn vận động, trầm cảm và những vấn đề COVID-19 để lại.

Như vậy ngoài bệnh lý thực thể đường tiêu hóa mà các bác sĩ vẫn đang thực hành thì còn có vai trò của hệ vi sinh đường tiêu hóa, dọc suốt từ miệng cho tới hậu môn, mỗi một đoạn lại có những vi sinh khác nhau. Vì vậy các BS phải có chiến lược điều trị đúng đắn đối với từng loại rối loạn tiêu hóa”.

BS.CK2 Trần Kiều Miên – Phó chủ tịch Hội Khoa học Tiêu hóa Việt Nam, Chủ tịch LCH Khoa học Tiêu hóa TPHCM

Để làm được điều đó, các bác sĩ cần nắm rõ về phân loại và cơ chế tác dụng của các loại vi khuẩn, xử lý những tổn thương do vi khuẩn trên đường tiêu hóa như thế nào, tiếp cận bệnh nhân có rối loạn tâm lý kèm rối loạn tiêu hóa ra sao… 3 báo cáo viên sẽ lần lượt trình bày những vấn đề này.

TS.BS Phạm Hùng Vân – Chủ tịch hội Vi sinh lâm sàng TPHCM

Ở bài báo cáo đầu tiên, “Prebiotics, probiotics và postbiotics tổng quan về phân loại và cơ chế tác dụng” – TS.BS Phạm Hùng Vân – Chủ tịch hội Vi sinh lâm sàng TPHCM đưa ra những thông tin tổng quan và chi tiết về: hệ vi khuẩn ruột tác động đến nhiều cơ quan, loạn khuẩn ruột là gì, hậu quả của loạn khuẩn trên ruột, hậu quả của loạn khuẩn ruột trên các cơ quan ngoài ruột và hệ thần kinh, cách thức prebiotics tác động lên trục não – ruột (qua 3 con đường: thần kinh, nội tiết, miễn dịch), psychobiotic khôi phục được tương tác trục não – ruột, tác dụng và vị trí tác động của probiotics, hiệu quả phối hợp toàn diện của probiotics đa chủng, so sánh postbiotics với prebiotics – synbiotic – probiotic – pharmabiotic, cơ chế tác động của dịch nổi…

Khi đề cập đến loạn khuẩn ruột, TS Hùng Vân có giải thích về “rò rỉ ruột” hay “ruột rỉ” (leaky gut), đây là tình trạng mất toàn vẹn của ruột, dẫn đến hiện tượng phóng thích tế bào gây viêm vào máu, ảnh hưởng lên thần kinh. Ông cũng nhấn mạnh: để đánh giá tình trạng loạn khuẩn ruột của bệnh nhân thì cần phân tích toàn bộ hệ vi khuẩn chứ không chỉ cấy phân mà đánh giá được.

TS Hùng Vân kết luận: hệ vi sinh đường ruột là một cơ quan lớn và rất quan trọng trong cơ thể, chi phối hoạt động của nhiều cơ quan khác. Rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột dẫn đến hệ quả cho hoạt động của nhiều cơ quan khác của cơ thể. Prebiotics, probiotics và postbiotics là một giải pháp mà y học có thể tiếp cận để điều trị hay ngăn ngừa rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột. Các hiểu biết về ý nghĩa cũng như cơ chế của các biotic này là rất cần thiết.

TSKH Nguyễn Văn Sa – Giám đốc Viện nghiên cứu miễn dịch Gifu Nhật Bản

Tiếp theo, TSKH Nguyễn Văn Sa – Giám đốc Viện nghiên cứu miễn dịch Gifu Nhật Bản trình bày bài báo cáo thứ hai: “Postbiotics trong điều trị bệnh do H.pylori” gồm các nội dung: những thách thức trong điều trị bệnh do H.pylori, các nghiên cứu gần đây về vai trò của probiotics/postbiotics trong điều trị HP, L. johnsonii 1088 – giải pháp giúp vượt qua khó khăn trong điều trị HP.

Định nghĩa theo báo cáo đồng thuận Hiệp hội Khoa học thế giới về probiotics và prebiotics 2019:Probiotics: vi khuẩn sống mà khi sử dụng ở liều lượng nhất định mang lại lợi ích cho sức khỏe

Postbiotics (các tên gọi khác: paraprobiotics, heat-killed probiotics, non-viable probiotics, tyndallized probiotics, biogenics): chế phẩm từ vi sinh vật đã được làm chết mà mang lại lợi ích cho sức khỏe. Postbiotics có thể chứa hoặc không chứa chất chuyển hóa của probiotics.

Sau khi đưa ra các nghiên cứu, so sánh, đánh giá… về tác dụng của việc bổ sung postbiotics vào liệu trình điều trị HP, TS Sa đưa ra kết luận: postbiotics (vi khuẩn đã được làm chết) có thể đem lại lợi ích tương tự như probiotics. Probiotics/ postbiotics L. johnii 1088 có khả năng làm tăng hiệu quả điều trị và giảm tác dụng phụ của thuốc. L. johnii 1088 làm giảm tiết axit dạ dày và giúp cải thiện triệu chứng ở bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản. L. johnii 1088 có thể giúp ích giải quyết 3 thách thức trong điều trị HP (triệu chứng dai dẳng sau điều trị, tác dụng phụ do thuốc, HP đề kháng kháng sinh).

PGS.TS.BS Quách Trọng Đức – Phó chủ tịch Hội Khoa học Tiêu hóa Việt Nam, Phó chủ tịch LCH Khoa học Tiêu hóa TPHCM

“Trầm cảm và lo âu ở bệnh tiêu hóa và vai trò của postbiotics” là bài báo cáo cuối cùng, do PGS.TS.BS Quách Trọng Đức – Phó chủ tịch Hội Khoa học Tiêu hóa Việt Nam, Phó chủ tịch LCH Khoa học Tiêu hóa TPHCM trình bày, gồm 3 nội dung: 1. Tần suất và mức độ trầm cảm, lo âu ở bệnh nhân rối loạn tiêu hóa chức năng; 2. Trục não ruột và vai trò của vi khuẩn chí đường ruột; 3. Ứng dụng probiotics trong điều trị trầm cảm, lo âu ở bệnh nhân rối loạn tiêu hóa chức năng: y học chứng cứ đến 2022.

Kết thúc bài báo cáo, PGS.TS.BS Quách Trọng Đức đưa ra các luận điểm: Trầm cảm và lo âu rất thường gặp ở bệnh nhân tiêu hóa. Trục não – ruột đóng vai trò chính yếu giúp giải thích các rối loạn tâm thần kinh và rối loạn tiêu hóa xảy ra trên cùng bệnh nhân. Vi khuẩn chí đường ruột đóng vai trò quan trọng trong “đối thoại” não – ruột qua các đường thần kinh, miễn dịch và chuyển hóa, nhấn mạnh thuật ngữ mới: “trục não – ruột – vi khuẩn chí”. Sử dụng probiotics để điều trị các rối loạn tâm thần kinh và tiêu hóa là một hướng can thiệp điều trị mới nhiều triển vọng.

PGS Đức cho biết thêm: “Trước dịch COVID-19 Hội đã tổ chức một hội thảo tương tự như hôm nay. Nhìn lại những gì chúng ta đã biết trước đây sau 3 năm thì 2 bài báo cáo của thầy Phạm Hùng Vân và TS Nguyễn Văn Sa đã cung cấp rất nhiều thông tin cần cập nhật, kể cả những khái niệm mới như postbiotic, pharmabiotic trước đây chưa nghe nói nhiều, và còn có những thử nghiệm lâm sàng rất quý… đã giúp các bác sĩ hiểu thêm về vi sinh ứng dụng và vi sinh lâm sàng. Thành tựu của nhóm nghiên cứu của TS Nguyễn Văn Sa cũng là niềm tự hào của người Việt khi có những sản phẩm được công bố với quốc tế.

Năm 1982, vi khuẩn H.pylori được tìm ra khi 2 nhà khoa học Robin Warren và Barry Marshall phân lập được chủng vi khuẩn mới từ mẫu sinh thiết dạ dày của một bệnh nhân loét hành tá tràng. 1 năm sau đó, 2 thầy trò đã nuôi cấy thành công chủng vi khuẩn này, công trình nghiên cứu được đăng trên tạp chí Lancet nhưng người ta vẫn không tin nổi là có một loại vi khuẩn sống được trong môi trường axit của dạ dày và gây bệnh. Hơn 20 năm sau, mối liên quan giữa vi khuẩn HP với viêm loét dạ dày – tá tràng, ung thư dạ dày mới được chứng minh và đó thật sự là một cuộc cách mạng, đem đến giải Nobel cho 2 thầy trò.

PGS Quách Trọng Đức nhận định: “Hiện nay chúng ta đang đứng trước ánh bình minh của cuộc cách mạng mới, vẫn còn nhiều thứ cần phải làm. Chúng tôi mong có những kết nối thường xuyên, cập nhật thường xuyên về mặt kiến thức giữa các nhà nghiên cứu vi sinh và các bác sĩ để hiểu rõ hơn về probiotics, postbiotics, từ đó ứng dụng trong lâm sàng để điều trị tốt hơn cho bệnh nhân”.

Hồng Nhung – AloBacsi

]]>
https://cerebio.vn/bo-sung-postbiotics-cho-duong-ruot-trien-vong-moi-giup-benh-nhan-tram-cam-va-dieu-tri-hp-mau-khoi-719/feed/ 0
Trầm cảm có thể bắt nguồn từ đường ruột https://cerebio.vn/tram-cam-co-the-bat-nguon-tu-duong-ruot-460/ https://cerebio.vn/tram-cam-co-the-bat-nguon-tu-duong-ruot-460/#respond Tue, 08 Jan 2019 04:44:57 +0000 http://cerebio.vn/?p=460 Trầm cảm là một rối loạn tâm thần kinh phức tạp mà cho tới nay các hiểu biết của khoa học về nguyên nhân thực sự gây ra trầm cảm vẫn còn hạn chế.

Điều gì gây ra trầm cảm?

Các nhà khoa học ghi nhận, ở những bệnh nhân trầm cảm có sự thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh như serotonin (còn gọi là hormon hạnh phúc) – đây được cho là nguyên nhân trực tiếp khiến cho con người rơi vào trạng thái buồn bã, trầm cảm. Do vậy mà hiện nay các thuốc giúp tăng nồng độ serotonin bằng cách ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRIs) được sử dụng rộng rãi trong điều trị trầm cảm. Tuy nhiên, nguyên nhân nào gây ra sự thiếu hụt serotonin ở những người trầm cảm? Đó có phải do yếu tố di truyền? Câu trả lời là không bởi vì người ta không tìm thấy yếu tố quy định trầm cảm trong gen người. Mặt khác, có một tỉ lệ bệnh nhân trầm cảm không đáp ứng với SSRIs và đồng thời, thuốc chống trầm cảm có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn.

Một giả thuyết mới được Tiến sĩ  Kelly Brogan và các cộng sự ủng hộ đó là: trầm cảm là một triệu chứng của tình trạng viêm mãn tính.

Điều gì gây ra trầm cảm? 1 Kelly Brogan là hiện bác sỹ sức khỏe tâm thần nữ giới tại Manhattan, tác giả cuốn sách bán chạy nhất New Yorrk Time: A Mind of Your Own (Tạm dịch Tâm trí của riêng bạn). Cô cũng là đồng biên tập của sách giáo trình: Liệu pháp tích hợp cho Trầm cảm. Sau khi tốt nghiệp Đại học Y khoa Cornell, cô đã hoàn thành  chương trình đào tạo về tâm thần và  học  bổng từ trung tâm y tế NYU, bằng cử nhân từ MIT trong Hệ thống khoa học thần kinh.

Sinh bệnh học của trầm cảm – giả thuyết mới

Tất cả chúng ta đều có nguy cơ bị viêm mãn tính một cách âm thầm (không giống với tình trạng viêm cấp tính mà ngay lập tức chúng ta có thể nhận ra ngay với các biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau). Viêm mãn tính là phản ứng của cơ thể với những xung đột từ môi trường, ví dụ như thực phẩm, nhiễm trùng, các hóa chất diễn ra âm thầm trong một thời gian dài. Các nghiên cứu khoa học cho thấy viêm mãn tính có thể là gốc rễ của hầu hết các loại bệnh tật. Viêm có thể liên quan đến tất cả mọi vấn đề, từ rối loạn chuyển hóa (như béo phì, tiểu đường) đến các bệnh thoái hóa thần kinh và ung thư.

Theo TS. Kelly Brogan, trầm cảm là biểu hiện của tình trạng viêm thần kinh. Trong khi nếu bị viêm ở các cơ quan khác trên cơ thể thì chúng ta có thể dễ dàng nhận ra bởi triệu chứng đau (ví dụ viêm dạ dày, viêm họng…), nhưng vì ở não không có thụ thể đau nên chúng ta thường không thể biết được khi não bị viêm. Các nhà nghiên cứu xác định tình trạng viêm thần kinh bằng cách định lượng các protein gây viêm, chẳng hạn protein C phản ứng. Nghiên cứu trên 1000 phụ nữ cho thấy, sự gia tăng Protein C phản ứng đã kích hoạt khởi đầu của trầm cảm. Trong một nghiên cứu khác, khi các triệu chứng của trầm cảm được giải quyết thì những biểu hiện viêm cũng giảm xuống mức bình thường. Điều đó chứng tỏ, phản ứng viêm đã kích hoạt trầm cảm, và giải quyết tình trạng viêm có thể giúp điều trị trầm cảm.

Liên kết giữa não bộ và đường ruột

Liên kết giữa não bộ và đường ruột 1

Giữa não và ruột tồn tại một liên kết vô cùng chặt chẽ qua nhiều con đường khác nhau, trong đó quan trọng nhất là thông qua dây thần kinh phế vị (dây thần kinh X). Dây thần kinh phế vị là một xa lộ với 200-600 triệu tế bào thần kinh làm nhiệm vụ dẫn truyền các tín hiệu thần kinh giữa não và ruột. Những tín hiệu gửi từ não đến ruột thông qua dây thần kinh phế vị giúp điều chỉnh hoạt động của ruột, và ngược lại, hoạt động của ruột có thể tác động lên chức năng não bộ. Chính vì vậy mà những bệnh lý đường tiêu hóa (như tiêu chảy, táo bón, IBS, IBD…) thường mắc kèm những rối loạn tâm thần kinh như trầm cảm, lo âu, stress. Việc thay đổi chế độ ăn, điều chỉnh lại cân bằng hệ khuẩn chí đường ruột có thể giúp bình thường hóa chức năng sinh lý đường ruột và qua đó làm giảm những triệu chứng viêm thần kinh.

Viêm thần kinh được tạo ra từ ruột như thế nào?

Ruột được ví như là biên giới giữa thế giới bên ngoài với môi trường bên trong cơ thể. Hàng rào niêm mạc ruột làm nhiệm vụ ngăn chặn những vi khuẩn, các vật chất bên ngoài đi vào cơ thể, trong khi vẫn cho phép các chất dinh dưỡng phù hợp đi qua.

Viêm thần kinh được tạo ra từ ruột như thế nào? 1

Một chế độ ăn không phù hợp (ví dụ ăn nhiều thực phẩm đóng hộp, đường, chất tạo ngọt nhân tạo, gluten…) có thể gây mất cân bằng hệ khuẩn chí đường ruột, dẫn tới làm tăng tính thấm đường ruột (còn gọi là “rò rỉ” ruột). Những điểm “rò rỉ” ruột cho phép các vi khuẩn, độc tố đi vào cơ thể, gây ra tình trạng viêm âm ỉ và dẫn tới trầm cảm.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một hệ khuẩn chí đường ruột khỏe mạnh là điều kiện cần cho não bộ khỏe mạnh. Mất cân bằng hệ khuẩn chí đường ruột có liên quan đến suy giảm chức năng não bộ và tình trạng lo âu. Do đó mà gần đây, việc bổ sung probiotics trong những trường hợp trầm cảm ngày càng được chú trọng và được coi là một liệu pháp mới trong điều trị trầm cảm.

Liệu pháp Probiotic ứng dụng trong hỗ trợ điều trị trầm cảm

Hiệu quả tích cực của các chế phẩm sinh học trong điều trị trầm cảm đã được công nhận trong những nghiên cứu gần đây. Một nghiên cứu phân tích gộp trên 10 thử nghiệm lâm sàng với tổng cộng 1349 bệnh nhân sử dụng probiotics và giả dược cho thấy: bổ sung probiotic giúp cải thiện tâm trạng ở những người bị trầm cảm ở mức độ từ nhẹ đến vừa.

Một nghiên cứu phân tích gộp khác gồm 10 thử nghiệm lâm sàng trên 1235 người, trong đó có cả những bệnh nhân bị trầm cảm nặng cho thấy: bổ sung probiotics giúp cải thiện tâm trạng, nhận thức và giảm stress, lo lắng.

Probiotics được cho là có tác động tích cực trên thần kinh trung ương nhờ khả năng giúp tăng cường tính toàn vẹn của hàng rào biểu mô ruột non, qua đó ngăn chặn các nội độc tố đi vào máu dẫn đến tình trạng viêm thần kinh. Bên cạnh đó, probiotics còn sản xuất ra trytophan – là chất cần thiết để tạo ra serotonin (loại hormon “hạnh phúc” bị suy giảm trong trầm cảm).

Dựa trên cơ chế tác dụng chính của probiotics lên thần kinh trung ương, các nhà nghiên cứu của Winclove (Hà Lan) đã tập trung phát triển công thức probiotic bao gồm các chủng lợi khuẩn đặc biệt nhằm có tác dụng hỗ trợ tăng cường chức năng bảo vệ của hàng rào biểu mô ruột và điều hòa đáp ứng miễn dịch nhằm ngăn chặn tình trạng viêm thần kinh xảy ra. Công thức đặc biệt này có tên gọi là Ecologic Barrier .

Những nghiên cứu lâm sàng cho thấy tác động tích cực của Ecologic Barrier trên chức năng não bộ, bao gồm giảm các triệu chứng trầm cảm, buồn bã, cải thiện khả năng ghi nhớ sau stress.

Ecologic Barrier dùng cho người bị trầm cảm, hội chứng mệt mỏi mạn tính có biểu hiện: mệt mỏi, lo lắng, căng thẳng (stress), đau đầu, trầm cảm, hay người bị viêm đường ruột kích thích (IBS), viêm đường ruột (IBD). Ecologic Barrier được nghiên cứu và phát triển bởi Winclove B.V, một trong các công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu – phát triển và sản xuất các chế phẩm sinh học probiotic, có trụ sở tại Amsterdam, Hà Lan.

]]>
https://cerebio.vn/tram-cam-co-the-bat-nguon-tu-duong-ruot-460/feed/ 0
Probiotics có thể giúp ngăn ngừa trầm cảm https://cerebio.vn/probiotics-co-the-giup-ngan-ngua-tram-cam-450/ https://cerebio.vn/probiotics-co-the-giup-ngan-ngua-tram-cam-450/#respond Tue, 08 Jan 2019 02:44:29 +0000 http://cerebio.vn/?p=450 Probiotics là vi khuẩn sống và nấm men có lợi cho sức khoẻ, đặc biệt là hệ tiêu hóa Nghiên cứu mới chỉ ra rằng bên cạnh tác dụng giữ cho đường ruột khỏe mạnh, việc tiêu thụ một chế độ ăn giàu probiotic, hay còn gọi là lợi khuẩn có thể giúp chống lại trầm cảm.

Probiotic có thể giúp ngăn ngừa trầm cảm 1

Các phát hiện cho thấy những con chuột chỉ được nuôi bằng chế độ ăn nhiều chất béo được phát hiện có hành vi tương tự như mắc chứng trầm cảm, trong khi những con chuột được uống nước giàu probiotic vẫn duy trì hành vi bình thường.

Hơn nữa, những con chuột không được nhận probiotic có số lượng bạch cầu tăng lên trong mô não, có thể là dấu hiệu của chứng viêm mạn tính, và tình trạng này cũng có thể thấy trong các mô mỡ và gan của người thừa cân và người bị tiểu đường.

Ngược lại, các tế bào này giảm trong bộ não của những chuột được uống nước chứa probiotic.

Anders Abildgaard, nhà nghiên cứu ở ĐH Aarhus, Đan Mạch cho biết: “Điều này có thể chỉ ra rằng một trong những tác dụng của probiotics là tái lập trình hệ miễn dịch. Trong nghiên cứu này, những con chuột được bù đắp hậu quả của chế độ ăn nhiều chất béo với sự trợ giúp của probiotic, vì vậy, chúng có được hành vi tương tự với những con chuột khác trong nhóm chứng”.

“Đây là một khám phá hấp dẫn ủng hộ kết luận rằng probiotic, vốn có lợi cho đường ruột, cũng có tác dụng với não bộ. Đây là một kết quả thú vị trong điều trị chứng trầm cảm.

Trong nghiên cứu, được xuất bản trên tạp chí Brain, Behaviour and Immunity, chuột được chia thành các nhóm và được cho ăn thêm chế độ ăn nhiều chất béo và không chất xơ, trong khi nhóm kia uống nước với probiotics.

Sau 12 tuần, các nhà nghiên cứu đã quan sát thấy rằng những con chuột ăn thức ăn hỗn hợp chất béo không có probiotic có hành vi trầm cảm nghiêm trọng hơn khi chúng thực hiện một bài kiểm tra bơi.

Mặc dù rất khó để nói liệu kết quả có thể được chuyển giao tương tự ở những người bị trầm cảm không nhưng có thể hi vọng một số người bị trầm cảm có thể được lợi từ probiotic.

Nguyễn Hà

Nguồn: dantri.com.vn

]]>
https://cerebio.vn/probiotics-co-the-giup-ngan-ngua-tram-cam-450/feed/ 0
Sử dụng probiotics để giảm triệu chứng trầm cảm https://cerebio.vn/su-dung-probiotics-de-giam-trieu-chung-tram-cam-422/ https://cerebio.vn/su-dung-probiotics-de-giam-trieu-chung-tram-cam-422/#respond Tue, 11 Dec 2018 01:54:05 +0000 http://cerebio.vn/?p=422 Xuất phát từ mối liên hệ chặt chẽ giữa các vi sinh vật trong đường ruột với trục não ruột, qua đó ảnh hưởng sâu sắc tới chức năng của ruột và não bộ, các nhà khoa học đã cho ra đời ý tưởng tạo ra một công thức probiotic – tức các lợi khuẩn sống trong lòng ruột, bổ sung vào cơ thể nhằm giảm các triệu chứng của rối loạn tâm thần kinh, trong đó có trầm cảm là căn bệnh phổ biến và gây ảnh hưởng rộng khắp trên toàn cầu. 

]]>
https://cerebio.vn/su-dung-probiotics-de-giam-trieu-chung-tram-cam-422/feed/ 0
Stress có liên quan tới hệ khuẩn chí đường ruột https://cerebio.vn/stress-co-lien-quan-toi-he-khuan-chi-duong-ruot-410/ https://cerebio.vn/stress-co-lien-quan-toi-he-khuan-chi-duong-ruot-410/#respond Wed, 14 Nov 2018 11:00:15 +0000 http://cerebio.vn/?p=410 Đã có bao giờ bạn tự hỏi tại sao khi gặp căng thẳng thì bạn lại bị đau bụng, tiêu chảy, táo bón? Thực chất, stress có mối liên quan chặt chẽ với đường ruột và hệ khuẩn chí tại đây.

Stress – vấn nạn của cuộc sống hiện đại

Stress là trạng thái căng thẳng thần kinh trong những tình huống khó khăn, nguy hiểm. Trong xu hướng cuộc sống hiện đại, tình trạng stress ngày càng phổ biến. Theo một thống kê thực hiện năm 2018 tại nước Anh, có tới 85% người trưởng thành ở đây thường xuyên bị stress. Hơn một phần ba người dân Anh bị stress ít nhất cả một ngày trong tuần và 39% cảm thấy stress nặng từ ngày này sang ngày khác. Các nguyên nhân dẫn đến stress phổ biến nhất đó là áp lực về công việc, tiền bạc, vấn đề sức khỏe.

Stress có thể có mặt tích cực (như giúp con người tập trung sức lực, tăng khả năng sinh tồn), tuy nhiên khi căng thẳng thường xuyên xảy ra mà không kiểm soát được thì có thể gây ra những vấn đề sức khỏe như suy giảm trí nhớ, giảm tập trung, mệt mỏi, mất năng lượng khiến chất lượng học tập, lao động giảm sút; hoặc dẫn tới các rối loạn tâm thần nghiêm trọng hơn.

(Nếu bạn cần tìm hiểu kỹ hơn về stress vui lòng xem tại bài viết: Stress là gì và biểu hiện của stress)

Tác động của stress tới đường ruột và hệ khuẩn chí đường ruột

Người bị stress thường xuyên gặp các vấn đề ở đường tiêu hóa như đau dạ dày, trào ngược, tiêu chảy, táo bón do rối loạn chức năng đại tràng, hội chứng ruột kích thích (IBS)…Đường ruột là một trong những cơ quan nhạy cảm nhất đối với stress bởi giữa não và ruột tồn tại một tương tác hai chiều khăng khít thông qua rất nhiều các tế bào thần kinh và chất dẫn truyền thần kinh. Số lượng tế bào thần kinh tại ruột thậm chí còn nhiều hơn so với toàn bộ cột sống và do vậy mà ruột được ví như một “bộ não thứ 2” của cơ thể.

(Nếu bạn chưa biết rõ về hệ chí khuẩn đường ruột hãy đọc bài viết: Hệ chí khuẩn đường ruột là gì?)

Khi bị stress, não bộ sản sinh ra các hormon làm ảnh hưởng tới hoạt động của hệ tiêu hóa và tác động đến hệ khuẩn chí đường ruột. Các nghiên cứu chỉ ra, thành phần của hệ khuẩn chí đường ruột bị thay đổi đáng kể khi tiếp xúc với stress, đặc biệt là số lượng những chủng lợi khuẩn như Lactobacillus, Bacteroides bị sụt giảm đáng kể.

Tương tác hai chiều giữa não – ruột – hệ khuẩn chí đường ruột

Hệ khuẩn chí đường ruột ảnh hưởng tới stress

Tương tác giữa não và ruột là một tương tác hai chiều, chính vì vậy mà hoạt động của ruột cũng ảnh hưởng tới chức năng của hệ thần kinh trung ương, trong đó thành phần trong hệ khuẩn chí là một yếu tố quyết định mức độ nhạy cảm của con người đối với stress. Các nhà khoa học tiến hành thí nghiệm để chứng minh mối liên quan giữa hệ khuẩn chí đường ruột bằng cách loại bỏ hệ khuẩn chí đường ruột của những con chuột và nuôi chúng trong môi trường vô trùng. Kết quả là những con chuột này thể hiện hành vi giống như đang lo lắng. Ở người, khi hệ khuẩn chí đường ruột bị thay đổi do sử dụng kháng sinh cũng ghi nhận hành vi lo lắng tương tự (Desbonnet và cộng sự, 2015).

Thú vị hơn nữa, khi người ta lấy mẫu vi khuẩn đường ruột của những con chuột bị stress cấy sang những con chuột bình thường thì chúng cũng biểu hiện hành vi lo âu. Ngược lại, khi chuyên vi khuẩn đường ruột của những con chuột bình thường sang những con chuột đang bị stress thì ghi nhận mức độ lo lắng của chúng giảm xuống (Bercik và cộng sự, 2011). Điều này chứng minh vai trò trực tiếp của hệ khuẩn chí đường ruột đối với tâm trạng và hành vi.

(Đọc bài viết sau để hiểu thêm thông tin: “Tại sao vi khuẩn đường ruột lại có thể thay đổi tâm trạng của chúng ta?”)

Sử dụng probiotic để giảm stress

Những khám phá thú vị về vai trò quan trọng của hệ khuẩn chí đường ruột đối với chức năng nhận thức và hành vi của não bộ đã làm nảy sinh một biện pháp mới tiềm năng có thể giúp ích trong điều trị các rối loạn tâm thần kinh như stress, lo âu, trầm cảm…- đó là sử dụng probiotics (hay còn gọi là men vi sinh).

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các chủng probiotics như Bifidobacteria, Lactobacillus hoặc Bacteroides có thể có tác động tích cực đến não bộ và hành vi, bao gồm tăng cường khả năng nhận thức và ảnh hưởng đến cảm xúc ( Liang và cộng sự, 2015 , Gareau 2014 , Bravo và cộng sự, 2011 , Savignac và cộng sự, 2015 , ….)

Stress có thể làm giảm tế bào thần kinh chưa trưởng thành ở vùng hồi hải mã (cấu trúc trong não bộ có liên quan tới trí nhớ và khả năng định hướng trong không gian, do vậy gây suy giảm trí nhớ. Khi bổ sung chủng lợi khuẩn Bifidobacteria đã ghi nhận nâng cao hiệu suất ghi nhớ phụ thuộc vùng hồi hải mã (Allen và cộng sự, 2016).

Tuy nhiên, các bằng chứng cũng cho thấy, không phải bất cứ chủng probiotics nào cũng có tác dụng cải thiện chức năng não bộ mà chỉ một số chủng lợi khuẩn nhất định có thể phát tín hiệu tới não bộ thông qua cách tác động lên dẫn truyền thông tin trục não – ruột mới có đặc tính này. Chúng được gọi với cái tên đặc biệt là “Psychobiotic” bởi GS. Dinan và các cộng sự vào năm 2013.

 

]]> https://cerebio.vn/stress-co-lien-quan-toi-he-khuan-chi-duong-ruot-410/feed/ 0 Tại sao vi khuẩn đường ruột có thể làm thay đổi tâm trạng của chúng ta? https://cerebio.vn/tai-sao-vi-khuan-duong-ruot-co-the-lam-thay-doi-tam-trang-cua-chung-ta-235/ https://cerebio.vn/tai-sao-vi-khuan-duong-ruot-co-the-lam-thay-doi-tam-trang-cua-chung-ta-235/#respond Tue, 11 Sep 2018 01:49:42 +0000 http://cerebio.vn/?p=235 Vi khuẩn chi phối tâm trí, suy nghĩ và cảm xúc của chúng ta?

Tại sao vi khuẩn đường ruột có thể làm thay đổi tâm trạng của chúng ta? 1

Nếu có bất cứ điều gì có thể làm cho chúng ta trở nên “con người” thì đó chính là  tâm trí, suy nghĩ và cảm xúc. Tuy nhiên, một khái niệm mới nổi lên gần đây đã gây ra nhiều tranh cãi cho rằng, vi khuẩn đường ruột là một bàn tay vô hình làm thay đổi bộ não của chúng ta. Phải chăng, cảm xúc và hành vi của chúng ta đang chịu sự chi phối của một…quẩn thể những sinh vật vô cùng nhỏ bé?

Khoa học đang dần làm sáng tỏ làm thế nào hàng tỉ tỉ vi khuẩn sống trong cơ thể – hệ khuẩn chí – có thể ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất của chúng ta. Và ngay cả các vấn đề thuộc về sức khỏe tâm thần như trầm cảm, tự kỉ và suy nhược thần kinh hiện cũng được chứng minh có mối liên kết với những sinh vật nhỏ bé này.

Chúng ta đã biết rằng tâm trạng có thể ảnh hưởng tới đường ruột, chẳng hạn như khi lo lắng, sợ hãi chúng ta có thể cảm thấy “bồn chồn ở bụng”, ăn không ngon, hoặc thậm chí có cơn đau bụng, hay tiêu chảy, táo bón…Nhưng giờ đây, đó được xem là tương tác hai chiều, tức là não bộ có ảnh hưởng tới chức năng của ruột và ngược lại, hoạt động của ruột cũng tác động lên não bộ. Tương tác này gọi là trục não – ruột, trong đó có sự tham gia đặc biệt của hệ khuẩn chí đường ruột.

Các nhà nghiên cứu tin rằng chúng ta đang ở trong một cuộc cách mạng sử dụng “vi khuẩn tâm trạng” hay “psychobiotics” để cải thiện sức khỏe tâm thần.

Nghiên cứu khoa học khởi đầu cho khái niệm hoàn toàn mới này được thực hiện tại Đại học KyuShu – Nhật Bản. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, những con chuột không mang vi khuẩn (được nuôi trong điều kiện vô trùng), tiết ra lượng hormon gây stress cao gấp 2 lần so với những con chuột bình thường.

Các con vật giống hệt nhau ngoại trừ hệ khuẩn chí đường ruột của chúng. Đó là một gợi ý mạnh mẽ rằng sự khác biệt là kết quả của hệ khuẩn chí của cá thể.

“Chúng ta đang quay trở lại từ trang đầu tiên cho làn sóng thần kinh học liên quan tới vi khuẩn. Điều này có động lực rất lớn đối với chúng tôi, những người đang nghiên cứu về trầm cảm và lo âu” – TS.Jane Fosster – một bác sỹ chuyên khoa tâm thần của trường đại học McMaster – Canada nói.

Đó là gợi ý đầu tiên cho một loại thuốc có nguồn gốc từ vi khuẩn trong sức khỏe tâm thần.

Làm thế nào vi khuẩn có thể thay đổi não bộ?

Làm thế nào vi khuẩn có thể thay đổi não bộ? 1

Não là một thực thể phức tạp nhất mà chúng ta được biết, vậy làm thế nào nó có thể phản ứng với vi khuẩn trong ruột?

  • Con đường đầu tiên là dây thần kinh phế vị, đó là con đường kết nối thông tin giữa não và ruột.
  • Vi khuẩn phân hủy các chất xơ thành các axit béo chuỗi ngắn, là chất trung gian tổng hợp nên các chất dẫn truyền thần kinh.
  • Vi khuẩn đường ruột ảnh hưởng tới hệ miễn thống miễn dịch, liên quan tới rối loạn tâm thần.
  • Thậm chí có bằng chứng mới đây cho rằng vi khuẩn đường ruột có thể sử dụng những đoạn gen gọi là microRNA để sửa đổi DNA trong tế bào thần kinh.

Hàng loạt các nghiên cứu về mối liên quan giữa việc mất hệ khuẩn chí ở chuột đối với sự thay đổi về hành vi, thậm chí là cấu trúc não bộ.

Tại Bệnh viện đại học Cork, giáo sư Ted Dinan đã cố gắng khám phá điều gì đang thực sự xảy ra đối với hệ khuẩn chí trong những bệnh nhân trầm cảm của ông. Về nguyên tắc, một hệ khuẩn chí khỏe mạnh là một hệ khuẩn chí đa dạng với một số lượng lớn các chủng vi sinh vật khác nhau cùng sinh sống trong cơ thể chúng ta.

Giáo sư Dinan nói: “Nếu bạn so sánh một người bị trầm cảm với một người khỏe mạnh thì có sự thu hẹp về sự đa dạng của hệ vi sinh vật đường ruột. Tôi không chắc chắn đó là nguyên nhân duy nhất gây ra trầm cảm, nhưng tôi tin với nhiều người, nó đóng một vai trò quan trọng trong nguồn gốc của bệnh trầm cảm.”

Ông cũng cho rằng một số lối sống làm suy giảm hệ vi khuẩn trong đường ruột của chúng ta, chẳng hạn như chế độ ăn ít chất xơ, có thể làm cho chúng ta dễ bị tổn thương hơn.

Hệ khuẩn chí

Hệ khuẩn chí 1

  • Nếu bạn đếm tất cả số lượng tế bào trên cơ thể thì chỉ có 43% thuộc về con người. Phần còn lại là hệ khuẩn chí của chúng ta bao gồm vi khuẩn,virus, nấm và khuẩn đơn bào.
  • Bộ gen của con người được tạo thành từ 20.000 gen khác nhau. Nhưng nếu tính thêm cả gen của các vi sinh vật trong hệ khuẩn chí chúng ta sẽ có từ 2-20 triệu gen của vi khuẩn. Nó được biết đến là hệ gen thứ 2 và được liên kết chặt chẽ với các tình trạng bệnh lý như dị ứng, béo phì, bệnh viêm ruột, Parkinson, đáp ứng với thuốc điều trị ung thư và thậm chí là trẩm cảm hay tự kỉ.

Đó là một khái niệm mới vô cùng hấp dẫn – rằng sự mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột có thể liên quan tới trầm cảm. Vì vậy, các nhà khoa học tại trường đại học Cork đã cấy hệ vi sinh vật từ người trầm cảm sang động vật. Kết quả chỉ ra rằng, hệ khuẩn chí thay đổi sẽ dẫn tới thay đổi hành vi.

“Chúng tôi rất ngạc nhiên rằng chỉ cần lấy mẫu của khuẩn chí, chúng ta có thể tái hiện lại nhiều đặc điểm của một cá thể bị trầm cảm trong một con chuột” – GS.Cryan nói. Trong đó bao gồm cả anhedonia – một dạng trầm cảm mà khiến cho người bệnh trở nên mất hứng thú với những sở thích trước đây. Những con chuột, vốn dĩ rất thích nước ngọt nhưng sau khi được cấy mẫu vi khuẩn đường ruột từ người bị chứng anhedonia, nó không còn quan tâm tới nước ngọt nữa.

Một bằng chứng tương tự – liên kết giữa hệ khuẩn chí đường ruột, ruột và não được thể hiện trong bệnh  Parkinson. Đó rõ ràng là một chứng bệnh rối loạn của não bộ. Bệnh nhân bị mất kiểm soát các cơ bắp do tế bào não bị chết đi, dẫn tới các cơn run rẩy đặc trưng. Nhưng giáo sư Sarkis Mazmanian – một nhà vi sinh học từ Caltech, lại đang tìm thấy có sự liên quan với vi sinh vật đường ruột. Ông tìm thấy có sự khác biệt rất lớn giữa hệ khuẩn chí của người bị Parkinson so với người khỏe mạnh. .

Nghiên cứu trên động vật được di truyền đặc điểm phát triển hội chứng Parkinson chỉ ra rằng, hệ vi khuẩn đường ruột là điều kiện cần thiết làm xuất hiện bệnh. Và khi hệ khuẩn chí từ phân của người bệnh Parkinson được cấy ghép sang những con chuột thì chứng phát triển những triệu chứng tồi tệ hơn so với những con chuột được cấy vi khuẩn từ phân người khỏe mạnh. Studies in animals, genetically hardwired to develop Parkinson’s, show gut bacteria were necessary for the disease to emerge.

“Sự thay đổi trong hệ khuẩn chí dường như điều khiển và là nguyên nhân của các triệu chứng vận động. Chúng tôi rất vui mừng với phát hiện này bởi vì nó cho phép chúng tôi nhắm tới hệ khuẩn chí như con đường cho các liệu pháp mới” – Giáo sư Mazmanian nói.

Hệ khuẩn chí 2

Mặc dù những bằng chứng còn khá mới nhưng bằng chứng về mối liên quan giữa hệ khuẩn chí đường ruột đối với não bộ đang là đề tài rất hấp dẫn, hứa hẹn mở ra một phương pháp trị liệu mới giúp chúng ta khỏe mạnh và hạnh phúc hơn. Nếu hệ khuẩn chí có ảnh hưởng tới não bộ, vậy thì chúng ta có thể thay đổi hệ khuẩn chí để tốt hơn.

Liệu thay đổi hệ khuẩn chí ở người Parkinson có giúp thay đổi tình trạng bệnh của họ? Có thể sử dụng psybiotic hay những vi khuẩn tâm trạng để cải thiện sức khỏe tâm thần? Nếu thay đổi hệ vi khuẩn liệu chúng ta có thay đổi cách phản ứng với một sự việc?

Chúng ta cần có những nghiên cứu lớn hơn để khảo sát chủng vi khuẩn, loài vi khuẩn nào có thể tác động nên não và chúng tạo ra sản phẩm gì trong ruột. Đây sẽ là một hướng nghiên cứu khá thú vị và là ý tưởng cho việc sử dụng hệ vi sinh – bộ gen thứ 2 của chúng ta để tạo ra các loại thuốc giúp ích cho nhiều bệnh lý, không chỉ với chứng lo âu, trầm cảm mà cả các bệnh lý khác như bệnh dị ứng, ung thư và béo phì.

Theo BBC

]]>
https://cerebio.vn/tai-sao-vi-khuan-duong-ruot-co-the-lam-thay-doi-tam-trang-cua-chung-ta-235/feed/ 0