Cerebio https://cerebio.vn Giúp ngăn ngừa một số rối loạn tâm thần Sat, 28 Dec 2024 03:40:05 +0700 vi hourly 1 Probiotics có thể giúp ngăn ngừa trầm cảm https://cerebio.vn/probiotics-co-the-giup-ngan-ngua-tram-cam-450/ https://cerebio.vn/probiotics-co-the-giup-ngan-ngua-tram-cam-450/#respond Tue, 08 Jan 2019 02:44:29 +0000 http://cerebio.vn/?p=450 Probiotics là vi khuẩn sống và nấm men có lợi cho sức khoẻ, đặc biệt là hệ tiêu hóa Nghiên cứu mới chỉ ra rằng bên cạnh tác dụng giữ cho đường ruột khỏe mạnh, việc tiêu thụ một chế độ ăn giàu probiotic, hay còn gọi là lợi khuẩn có thể giúp chống lại trầm cảm.

Probiotic có thể giúp ngăn ngừa trầm cảm 1

Các phát hiện cho thấy những con chuột chỉ được nuôi bằng chế độ ăn nhiều chất béo được phát hiện có hành vi tương tự như mắc chứng trầm cảm, trong khi những con chuột được uống nước giàu probiotic vẫn duy trì hành vi bình thường.

Hơn nữa, những con chuột không được nhận probiotic có số lượng bạch cầu tăng lên trong mô não, có thể là dấu hiệu của chứng viêm mạn tính, và tình trạng này cũng có thể thấy trong các mô mỡ và gan của người thừa cân và người bị tiểu đường.

Ngược lại, các tế bào này giảm trong bộ não của những chuột được uống nước chứa probiotic.

Anders Abildgaard, nhà nghiên cứu ở ĐH Aarhus, Đan Mạch cho biết: “Điều này có thể chỉ ra rằng một trong những tác dụng của probiotics là tái lập trình hệ miễn dịch. Trong nghiên cứu này, những con chuột được bù đắp hậu quả của chế độ ăn nhiều chất béo với sự trợ giúp của probiotic, vì vậy, chúng có được hành vi tương tự với những con chuột khác trong nhóm chứng”.

“Đây là một khám phá hấp dẫn ủng hộ kết luận rằng probiotic, vốn có lợi cho đường ruột, cũng có tác dụng với não bộ. Đây là một kết quả thú vị trong điều trị chứng trầm cảm.

Trong nghiên cứu, được xuất bản trên tạp chí Brain, Behaviour and Immunity, chuột được chia thành các nhóm và được cho ăn thêm chế độ ăn nhiều chất béo và không chất xơ, trong khi nhóm kia uống nước với probiotics.

Sau 12 tuần, các nhà nghiên cứu đã quan sát thấy rằng những con chuột ăn thức ăn hỗn hợp chất béo không có probiotic có hành vi trầm cảm nghiêm trọng hơn khi chúng thực hiện một bài kiểm tra bơi.

Mặc dù rất khó để nói liệu kết quả có thể được chuyển giao tương tự ở những người bị trầm cảm không nhưng có thể hi vọng một số người bị trầm cảm có thể được lợi từ probiotic.

Nguyễn Hà

Nguồn: dantri.com.vn

]]>
https://cerebio.vn/probiotics-co-the-giup-ngan-ngua-tram-cam-450/feed/ 0
Tại sao vi khuẩn đường ruột có thể làm thay đổi tâm trạng của chúng ta? https://cerebio.vn/tai-sao-vi-khuan-duong-ruot-co-the-lam-thay-doi-tam-trang-cua-chung-ta-235/ https://cerebio.vn/tai-sao-vi-khuan-duong-ruot-co-the-lam-thay-doi-tam-trang-cua-chung-ta-235/#respond Tue, 11 Sep 2018 01:49:42 +0000 http://cerebio.vn/?p=235 Vi khuẩn chi phối tâm trí, suy nghĩ và cảm xúc của chúng ta?

Tại sao vi khuẩn đường ruột có thể làm thay đổi tâm trạng của chúng ta? 1

Nếu có bất cứ điều gì có thể làm cho chúng ta trở nên “con người” thì đó chính là  tâm trí, suy nghĩ và cảm xúc. Tuy nhiên, một khái niệm mới nổi lên gần đây đã gây ra nhiều tranh cãi cho rằng, vi khuẩn đường ruột là một bàn tay vô hình làm thay đổi bộ não của chúng ta. Phải chăng, cảm xúc và hành vi của chúng ta đang chịu sự chi phối của một…quẩn thể những sinh vật vô cùng nhỏ bé?

Khoa học đang dần làm sáng tỏ làm thế nào hàng tỉ tỉ vi khuẩn sống trong cơ thể – hệ khuẩn chí – có thể ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất của chúng ta. Và ngay cả các vấn đề thuộc về sức khỏe tâm thần như trầm cảm, tự kỉ và suy nhược thần kinh hiện cũng được chứng minh có mối liên kết với những sinh vật nhỏ bé này.

Chúng ta đã biết rằng tâm trạng có thể ảnh hưởng tới đường ruột, chẳng hạn như khi lo lắng, sợ hãi chúng ta có thể cảm thấy “bồn chồn ở bụng”, ăn không ngon, hoặc thậm chí có cơn đau bụng, hay tiêu chảy, táo bón…Nhưng giờ đây, đó được xem là tương tác hai chiều, tức là não bộ có ảnh hưởng tới chức năng của ruột và ngược lại, hoạt động của ruột cũng tác động lên não bộ. Tương tác này gọi là trục não – ruột, trong đó có sự tham gia đặc biệt của hệ khuẩn chí đường ruột.

Các nhà nghiên cứu tin rằng chúng ta đang ở trong một cuộc cách mạng sử dụng “vi khuẩn tâm trạng” hay “psychobiotics” để cải thiện sức khỏe tâm thần.

Nghiên cứu khoa học khởi đầu cho khái niệm hoàn toàn mới này được thực hiện tại Đại học KyuShu – Nhật Bản. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, những con chuột không mang vi khuẩn (được nuôi trong điều kiện vô trùng), tiết ra lượng hormon gây stress cao gấp 2 lần so với những con chuột bình thường.

Các con vật giống hệt nhau ngoại trừ hệ khuẩn chí đường ruột của chúng. Đó là một gợi ý mạnh mẽ rằng sự khác biệt là kết quả của hệ khuẩn chí của cá thể.

“Chúng ta đang quay trở lại từ trang đầu tiên cho làn sóng thần kinh học liên quan tới vi khuẩn. Điều này có động lực rất lớn đối với chúng tôi, những người đang nghiên cứu về trầm cảm và lo âu” – TS.Jane Fosster – một bác sỹ chuyên khoa tâm thần của trường đại học McMaster – Canada nói.

Đó là gợi ý đầu tiên cho một loại thuốc có nguồn gốc từ vi khuẩn trong sức khỏe tâm thần.

Làm thế nào vi khuẩn có thể thay đổi não bộ?

Làm thế nào vi khuẩn có thể thay đổi não bộ? 1

Não là một thực thể phức tạp nhất mà chúng ta được biết, vậy làm thế nào nó có thể phản ứng với vi khuẩn trong ruột?

  • Con đường đầu tiên là dây thần kinh phế vị, đó là con đường kết nối thông tin giữa não và ruột.
  • Vi khuẩn phân hủy các chất xơ thành các axit béo chuỗi ngắn, là chất trung gian tổng hợp nên các chất dẫn truyền thần kinh.
  • Vi khuẩn đường ruột ảnh hưởng tới hệ miễn thống miễn dịch, liên quan tới rối loạn tâm thần.
  • Thậm chí có bằng chứng mới đây cho rằng vi khuẩn đường ruột có thể sử dụng những đoạn gen gọi là microRNA để sửa đổi DNA trong tế bào thần kinh.

Hàng loạt các nghiên cứu về mối liên quan giữa việc mất hệ khuẩn chí ở chuột đối với sự thay đổi về hành vi, thậm chí là cấu trúc não bộ.

Tại Bệnh viện đại học Cork, giáo sư Ted Dinan đã cố gắng khám phá điều gì đang thực sự xảy ra đối với hệ khuẩn chí trong những bệnh nhân trầm cảm của ông. Về nguyên tắc, một hệ khuẩn chí khỏe mạnh là một hệ khuẩn chí đa dạng với một số lượng lớn các chủng vi sinh vật khác nhau cùng sinh sống trong cơ thể chúng ta.

Giáo sư Dinan nói: “Nếu bạn so sánh một người bị trầm cảm với một người khỏe mạnh thì có sự thu hẹp về sự đa dạng của hệ vi sinh vật đường ruột. Tôi không chắc chắn đó là nguyên nhân duy nhất gây ra trầm cảm, nhưng tôi tin với nhiều người, nó đóng một vai trò quan trọng trong nguồn gốc của bệnh trầm cảm.”

Ông cũng cho rằng một số lối sống làm suy giảm hệ vi khuẩn trong đường ruột của chúng ta, chẳng hạn như chế độ ăn ít chất xơ, có thể làm cho chúng ta dễ bị tổn thương hơn.

Hệ khuẩn chí

Hệ khuẩn chí 1

  • Nếu bạn đếm tất cả số lượng tế bào trên cơ thể thì chỉ có 43% thuộc về con người. Phần còn lại là hệ khuẩn chí của chúng ta bao gồm vi khuẩn,virus, nấm và khuẩn đơn bào.
  • Bộ gen của con người được tạo thành từ 20.000 gen khác nhau. Nhưng nếu tính thêm cả gen của các vi sinh vật trong hệ khuẩn chí chúng ta sẽ có từ 2-20 triệu gen của vi khuẩn. Nó được biết đến là hệ gen thứ 2 và được liên kết chặt chẽ với các tình trạng bệnh lý như dị ứng, béo phì, bệnh viêm ruột, Parkinson, đáp ứng với thuốc điều trị ung thư và thậm chí là trẩm cảm hay tự kỉ.

Đó là một khái niệm mới vô cùng hấp dẫn – rằng sự mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột có thể liên quan tới trầm cảm. Vì vậy, các nhà khoa học tại trường đại học Cork đã cấy hệ vi sinh vật từ người trầm cảm sang động vật. Kết quả chỉ ra rằng, hệ khuẩn chí thay đổi sẽ dẫn tới thay đổi hành vi.

“Chúng tôi rất ngạc nhiên rằng chỉ cần lấy mẫu của khuẩn chí, chúng ta có thể tái hiện lại nhiều đặc điểm của một cá thể bị trầm cảm trong một con chuột” – GS.Cryan nói. Trong đó bao gồm cả anhedonia – một dạng trầm cảm mà khiến cho người bệnh trở nên mất hứng thú với những sở thích trước đây. Những con chuột, vốn dĩ rất thích nước ngọt nhưng sau khi được cấy mẫu vi khuẩn đường ruột từ người bị chứng anhedonia, nó không còn quan tâm tới nước ngọt nữa.

Một bằng chứng tương tự – liên kết giữa hệ khuẩn chí đường ruột, ruột và não được thể hiện trong bệnh  Parkinson. Đó rõ ràng là một chứng bệnh rối loạn của não bộ. Bệnh nhân bị mất kiểm soát các cơ bắp do tế bào não bị chết đi, dẫn tới các cơn run rẩy đặc trưng. Nhưng giáo sư Sarkis Mazmanian – một nhà vi sinh học từ Caltech, lại đang tìm thấy có sự liên quan với vi sinh vật đường ruột. Ông tìm thấy có sự khác biệt rất lớn giữa hệ khuẩn chí của người bị Parkinson so với người khỏe mạnh. .

Nghiên cứu trên động vật được di truyền đặc điểm phát triển hội chứng Parkinson chỉ ra rằng, hệ vi khuẩn đường ruột là điều kiện cần thiết làm xuất hiện bệnh. Và khi hệ khuẩn chí từ phân của người bệnh Parkinson được cấy ghép sang những con chuột thì chứng phát triển những triệu chứng tồi tệ hơn so với những con chuột được cấy vi khuẩn từ phân người khỏe mạnh. Studies in animals, genetically hardwired to develop Parkinson’s, show gut bacteria were necessary for the disease to emerge.

“Sự thay đổi trong hệ khuẩn chí dường như điều khiển và là nguyên nhân của các triệu chứng vận động. Chúng tôi rất vui mừng với phát hiện này bởi vì nó cho phép chúng tôi nhắm tới hệ khuẩn chí như con đường cho các liệu pháp mới” – Giáo sư Mazmanian nói.

Hệ khuẩn chí 2

Mặc dù những bằng chứng còn khá mới nhưng bằng chứng về mối liên quan giữa hệ khuẩn chí đường ruột đối với não bộ đang là đề tài rất hấp dẫn, hứa hẹn mở ra một phương pháp trị liệu mới giúp chúng ta khỏe mạnh và hạnh phúc hơn. Nếu hệ khuẩn chí có ảnh hưởng tới não bộ, vậy thì chúng ta có thể thay đổi hệ khuẩn chí để tốt hơn.

Liệu thay đổi hệ khuẩn chí ở người Parkinson có giúp thay đổi tình trạng bệnh của họ? Có thể sử dụng psybiotic hay những vi khuẩn tâm trạng để cải thiện sức khỏe tâm thần? Nếu thay đổi hệ vi khuẩn liệu chúng ta có thay đổi cách phản ứng với một sự việc?

Chúng ta cần có những nghiên cứu lớn hơn để khảo sát chủng vi khuẩn, loài vi khuẩn nào có thể tác động nên não và chúng tạo ra sản phẩm gì trong ruột. Đây sẽ là một hướng nghiên cứu khá thú vị và là ý tưởng cho việc sử dụng hệ vi sinh – bộ gen thứ 2 của chúng ta để tạo ra các loại thuốc giúp ích cho nhiều bệnh lý, không chỉ với chứng lo âu, trầm cảm mà cả các bệnh lý khác như bệnh dị ứng, ung thư và béo phì.

Theo BBC

]]>
https://cerebio.vn/tai-sao-vi-khuan-duong-ruot-co-the-lam-thay-doi-tam-trang-cua-chung-ta-235/feed/ 0
Liệu pháp Probiotic bảo vệ chống lại tác dụng tương tự như trầm cảm của chế độ ăn nhiều chất béo ở chuột FSLs https://cerebio.vn/lieu-phap-probiotic-bao-ve-chong-lai-tac-dung-tuong-tu-nhu-tram-cam-cua-che-do-an-nhieu-chat-beo-o-chuot-fsls-98/ https://cerebio.vn/lieu-phap-probiotic-bao-ve-chong-lai-tac-dung-tuong-tu-nhu-tram-cam-cua-che-do-an-nhieu-chat-beo-o-chuot-fsls-98/#respond Wed, 01 Aug 2018 09:58:57 +0000 http://cerebio.vn/?p=98 Tác giả: Anders Abildgaard  Betina Elfving  Marianne Hokland  Sten Lund  Gregers Wegener

Năm: 2017

Tạp chí: Brain, Behavior, and Immunity

Rối loạn trầm cảm thường gặp (MDD) thường mắc kèm với các rối loạn chuyển hóa, chẳng hạn như béo phì và đái tháo đường type 2, trong khi hệ vi khuẩn đường ruột có thể liên quan tới cả hai bệnh này. Trước đây chúng tôi đã chỉ ra rằng một chế độ ăn nhiều chất béo (HFD) làm trầm trọng thêm hành vi giống như trầm cảm ở chuột (FSL). Do đó, chúng tôi đã nghiên cứu xem probiotic đa chủng có tác dụng chống trầm cảm như thế nào ở chuột FSL hay có bảo vệ chống lại ảnh hưởng tương tự như trầm cảm của HFD. Chúng tôi cũng kiểm tra các tế bào máu và tế bào T ở não cũng như các cytokine huyết tương. Cuối cùng, nghiên cứu ảnh hưởng của HFD ở chuột giống Sprague- Dawley (SD) để chứng minh mối liên hệ giữa hành vi như trầm cảm và bất kỳ biện pháp miễn dịch nào bị ảnh hưởng bởi HFD.

Kết quả cho thấy:

  • HFD làm trầm trọng thêm hành vi giống như trầm cảm ở chuột FSL trong thử nghiệm bơi cưỡng bức, trong khi chuột SD vẫn không bị ảnh hưởng.
  • Điều trị Probiotic hoàn toàn loại trừ tác dụng tương tự như trầm cảm của HFD, nhưng nó không ảnh hưởng đến chuột FSL trong khẩu phần đối chứng.
  • Tỷ lệ lympho bào T CD4 phản ánh chặt chẽ những thay đổi hành vi, trong khi tỷ lệ của Treg và Th17 không thay đổi.

Kết luận cho thấy MDD có thể chứa một rối loạn chuyển hóa thành phần đáp ứng với điều trị probiotic. Phát hiện này có ý nghĩa rộng do sự đồng hóa trao đổi chất cao trong MDD. Hơn nữa, mối liên hệ chặt chẽ giữa hành vi giống trầm cảm và quần thể tế bào T ở não cho thấy tương tác tế bào lympho – não như là một lĩnh vực nghiên cứu tương lai hứa hẹn trong lĩnh vực tâm thần học.

Toàn văn: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/28450222

]]>
https://cerebio.vn/lieu-phap-probiotic-bao-ve-chong-lai-tac-dung-tuong-tu-nhu-tram-cam-cua-che-do-an-nhieu-chat-beo-o-chuot-fsls-98/feed/ 0
Probiotic làm giảm hành vi giống như trầm cảm ở chuột https://cerebio.vn/dieu-tri-probiotic-lam-giam-hanh-vi-giong-nhu-tram-cam-o-chuot-doc-lap-voi-che-do-an-uong-96/ https://cerebio.vn/dieu-tri-probiotic-lam-giam-hanh-vi-giong-nhu-tram-cam-o-chuot-doc-lap-voi-che-do-an-uong-96/#respond Wed, 01 Aug 2018 09:58:26 +0000 http://cerebio.vn/?p=96 Tác giả: Abildgaard A.  Elfving B.  Hokland M.  Wegener G.  Lund S.

Năm: 2017

Tạp chí: Psychoneuroendocrinology

Tóm tắt:

Vi sinh vật đường ruột gần đây đã được coi như là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sinh lý não bộ và hành vi. Việc tiêu thụ một số chủng vi khuẩn thích hợp (probiotics), do đó có thể là một giải pháp khả dĩ cho chứng rối loạn trầm cảm có thể điều trị(MDD). Chúng tôi muốn nghiên cứu liệu chế độ ăn uống thường ngày có ảnh hưởng tới tác dụng của probiotic trong điều trị trầm cảm hay không, và kiểm tra thêm một số cơ chế có liên quan.

40 chuột cái giống Sprague-Dawley được cho ăn kiểm soát (CON) hoặc ăn chế độ nhiều chất béo (HFD) trong 10 tuần và sử dụng chế phẩm probiotic đa chủng trong 5 tuần

Kết quả cho thấy:

  • Độc lập với chế độ ăn, điều trị bằng probiotic cho thấy sự giảm hành vi giống trầm cảm ở chuột trong test bơi cưỡng bức tới 34% (95% CI: 22–44%). Hơn nữa, điều trị bằng probiotic đã làm giảm sự sản xuất cytokine bằng các tế bào đơn nhân máu đơn tính đối với IFN, IL2 và IL4.
  • Ngoài ra, chế phẩm probiotic còn làm giảm các yếu tố liên quan đến sự hoạt hóa trục HPA (Crh-r1, Crh-r2 và Mr), trong khi chế độ ăn nhiều chất béo (HFD) làm tăng các mức này. Phân tích chuyển hóa huyết tương cho thấy probiotic đã tăng mức axit indole-3-propionic, một tác nhân bảo vệ thần kinh tiềm năng.

Những kết quả của nghiên cứu rõ ràng hỗ trợ chế phẩm probiotic như một chiến lược điều trị tiềm năng trong MDD. Quan trọng hơn, tính hiệu quả không bị giảm do chế độ ăn kiểu “Phương Tây” kết hợp với MDD. Về mặt cơ chế, trục HPA, hệ thống miễn dịch và sự trao đổi chất tryptophan của vi sinh vật có thể rất quan trọng trong chiến lược này.

Toàn văn: http://www.psyneuen-journal.com/article/S0306-4530(16)31021-6/abstract

]]>
https://cerebio.vn/dieu-tri-probiotic-lam-giam-hanh-vi-giong-nhu-tram-cam-o-chuot-doc-lap-voi-che-do-an-uong-96/feed/ 0