Trầm cảm sau sinh – những điều cần biết

    Trầm cảm sau sinh (PPD)  là một phức hợp những thay đổi về thể chất, cảm xúc và hành vi xảy ra ở người phụ nữ sau khi sinh con. Theo DSM-5, một hướng dẫn được sử dụng để chẩn đoán các rối loạn tâm thần, trầm cảm sau sinh là một dạng trầm cảm nặng khi khởi phát trong vòng 4 tuần đầu sau khi sinh. Chẩn đoán trầm cảm sau sinh không chỉ dựa trên độ dài về thời gian kể từ khi sinh đến khi khởi phát bệnh mà còn dựa trên mức độ nặng của trầm cảm.

    Trầm cảm sau sinh 1

    Trầm cảm sau sinh là gì?

    Trầm cảm sau sinh liên quan tới những thay đổi về hóa học, xã hội và tâm lý liên quan tới việc sinh con. Thuật ngữ này dùng để mô tả hàng loạt những thay đổi về thực thể và cảm xúc mà nhiều bà mẹ vừa sinh con trải qua. Tin tốt là trầm cảm sau sinh có thể điều trị được bằng thuốc và tâm lý trị liệu.

    Những thay đổi về phương diện hóa học gồm việc giảm nhanh chóng các hormone sau sinh. Mối liên quan thực sự giữa sụt giảm nồng độ hormone và trầm cảm vẫn chưa được hiểu rõ, nhưng điều mà chúng ta đã biết là nồng độ estrogen và progesterone – hai hormone sinh sản của phụ nữ – tăng gấp 10 lần trong giai đoạn mang thai. Sau đó chúng giảm mạnh sau sinh. Chỉ 3 ngày sau khi sinh, nồng độ của các hormone này đã quay về mức như trước khi mang thai. Cùng với những thay đổi về hormone, những thay đổi về xã hội và tâm lý liên quan tới việc có con làm tăng nguy cơ trầm cảm.

    Triệu chứng của trầm cảm sau sinh như thế nào?

    Triệu chứng của trầm cảm sau sinh như thế nào? 1

    Mệt mỏi chán nản là triệu chứng của trầm cảm sau sinh

    Các triệu chứng của trầm cảm sau sinh tương tự như những điều xảy ra bình thường sau khi sinh con, gồm khó ngủ, thay đổi cảm giác ngon miệng, mệt mỏi quá mức, giảm ham muốn tình dục và thay đổi tâm trạng thường xuyên. Tuy nhiên cũng có những triệu chứng đi kèm của trầm cảm nặng gồm tâm trạng chán nản, mất sự hài lòng , cảm giác vô giá trị, vô vọng và bất lực ; suy nghĩ về cái chết hoặc tự tử hoặc tổn thương một ai đó.

    Các yếu tố nguy cơ của trầm cảm sau sinh là gì?

    Có một số các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh , gồm:

    • Tiền sử trầm cảm trước khi mang thai hoặc trong khi mang thai
    • Tuổi khi mang thai – càng trẻ càng có nguy cơ trầm cảm sau sinh cao hơn.
    • Mâu thuẫn về việc mang thai
    • Số con – bạn càng có nhiều con thì dường như bạn càng dễ trầm cả hơn trong lần mang thai kế tiếp
    • Có tiền sử trầm cảm hoặc rối loạn tiền kinh nguyệt
    • Có sự hỗ trợ xã hội hạn chế
    • Sống đơn thân
    • Xung đột hôn nhân

    Trầm cảm sau sinh có thường gặp không?

    Hầu hết các bà mẹ mới sinh đều trải qua hội chứng “ baby blues” – trạng thái khóc lóc, ủ rũ- sau khi sinh. Khoảng 1/10 bà mẹ sẽ phát triển thành trầm cảm nặng hơn, kéo dài hơn sau khi sinh. Khoảng 1/1000 bà mẹ sẽ phát triển thành một dạng trầm trọng hơn gọi là rối loạn tâm thần sau sinh.

    Có các dạng nào của trầm cảm sau sinh?

    Có 3 dạng thay đổi tâm trạng mà người phụ nữ có thể gặp sau sinh:

    • Hội chứng “baby blues,” xảy ra ở hầu hết phụ nữ trong những ngày sau sinh và được coi là bình thường. Một bà mẹ mới sinh con có thay đổi tâm trạng đột ngột như có lúc cảm thấy rất vui sau đó lại cảm thấy rất buồn. Cô ta có thể khóc không vì lý do gì và cảm thấy mất kiên nhẫn, nóng nẩy, lo lắng, cô độc và buồn bã. Hội chứng Baby blues có thể kéo dài chỉ vài giờ hoặc 1-2 tuần sau sinh  và không cần phải điều trị bởi các chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Thông thường việc tham gia vào một nhóm hỗ trợ của các bà mẹ mới sinh con hoặc chia sẻ  với các bà mẹ khác sẽ giải quyết được tình trạng này.
    • Trầm cảm sau sinh (PPD)  có thể xảy ra sau vài ngày hoặc thậm chí vài tháng sau sinh. PPD có thể xảy ra saukhi sinh bất kể đứa con nào mà không phải chỉ với đứa con đầu tiên. Bà mẹ có thể có các cảm giác tương tự như hội chứng Baby blues – buồn chán, thất vọng, lo lắng, nóng nảy nhưng cô ta sẽ cảm thấy các triệu chứng này trầm trọng hơn rất nhiều so với hội chứng baby blues. PPD thường khiến bà mẹ không làm được những việc cần làm hàng ngày và khi các chức năng bị ảnh hưởng , bà mẹ cần sự tư vấn của bác sĩ sản khoa hoặc bác sĩ chăm sóc sức khỏe ban đầu. Nếu không được điều trị các triệu chứng có thể nặng hơn. Và PPD mặc dù là một tình trạng nặng nề nhưng hoàn toàn có thể điều trị được bằng thuốc và tư vấn trị liệu.
    • Rối loạn tâm thần sau sinh là một bệnh lý tâm thần rất nặng nề có thể ảnh hưởng tới các bà mẹ mới sinh con. Bệnh này có thể xảy ra rất nhanh, thường trong vòng 3 tháng đầu sau sinh. Bà mẹ có thể mất  liên lạc với thực tế, ảo giác thính giác (nghe thấy những điều không thực sự xảy ra, giống như có người nói chuyện) và ảo tưởng (tin tưởng mạnh mẽ vào những thứ không  thực sự hợp lý ). Ảo giác nhìn (nhìn thấy thứ không có thật) ít gặp hơn. Các triệu chứng khác như mất ngủ , cảm thấy bị kích động và giận dữ, bồn chồn và có những hành vi và cảm giác lạ. Những phụ nữ mắc rối loạn tâm thần sau sinh cần phải được điều trị ngay lập tức và phần lớn cần điều trị bằng thuốc. Đối khi cần phải điều trị nội trú bởi vị họ có nguy cơ làm tổn thương tới mình hoặc người khác.

    Các triệu chứng lo âu hoặc do rối loạn lo âu hay ám ảnh cưỡng chế tăng lên cùng với trầm cảm sau sinh có đúng không?

    Các triệu chứng của rối loạn ám ảnh cưỡng chế rất hiếm khi xảy ra mới ở giai đoạn sau sinh (chỉ khoảng 1-3% phụ nữ sau sinh ). Ám ảnh thưởng liên quan tới mỗi quan tâm về sức khỏe của đứa con hoặc cảm giác sợ hãi vô cớ về việc làm hại đứa trẻ. Triệu chứng của rối loạn ám ảnh-cưỡng chế khá hiếm trong thời kỳ hậu sản (chỉ khoảng 1-3%) Rối loạn tâm thần hoảng loạn có thể xảy ra. Cả 2 tình trạng này thường tồn tại cùng với trầm cảm..

    Lời khuyên để đối phó với tình trạng sau sinh

    Lời khuyên để đối phó với tình trạng sau sinh 1

    • Hãy yêu cầu sự giúp đỡ- hãy để người khác biết họ cần giúp đỡ bạn.
    • Hãy thực tế về những mong đợi của bạn về chính bạn và con bạn..
    • Luyện tập trong giới hạn mà bác sĩ cho phép, đi bộ, ra ngoài để thư giãn
    • Sãn sàng đón nhận một số ngày tốt và một số ngày không tốt về tâm trạng
    • Tuân thủ một chế độ ăn hợp lý, tránh đồ uống có cồn và caféin.
    • Tăng cường mối quan hệ với chồng bạn – dành nhiều thời gian cho nhau hơn..
    • Giữ tương tác với gia đình và bạn bè của bạn – tránh không tự cô lập mình.
    • Hạn chế người đến thăm khi bạn mới về nhà
    • Ngủ hoặc nghỉ ngơi khi con bạn ngủ!

    Trầm cảm sau sinh được điều trị như thế nào?

    Trầm cảm sau sinh được điều trị khác nhau phụ thuộc dạng và mức độ nặng của bệnh. Các lựa chọn điều trị gồm thuốc chống lo âu, thuốc chống trầm cảm và trị liệu tâm lý.

    Bạn cần biết

    • Trầm cảm sau sinh có thể ảnh hưởng đến cả người chồng (ít nhất 50%) và gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển tâm lý của em bé. Do đó, đừng ngần ngại điều trị càng sớm càng tốt để bảo vệ mình và gia đình.
    • Một số thuốc chống trầm cảm chọn lọc thì khá an toàn cho người mẹ mới sinh và đang cho con bú. Thầy thuốc của bạn sẽ chọn một loại thuốc phù hợp nhất cho bạn và an toàn cho em bé đang bú mẹ.

    Khi nào cần thăm khám và điều trị bởi bác sĩ?

    Khi nào cần thăm khám và điều trị bởi bác sĩ? 1

    Trầm cảm sau sinh nếu không được điều trị có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và con. Bà mẹ mới sinh sẽ cần tới tham khám bác sĩ khi:

    • Các triệu chứng tồn tại dai dẳng trên 2 tuần
    • Không thể làm các hoạt động bình thường
    • Không thể giải quyết. đối phó với các tình huống thường nhật
    • Có ý nghĩ làm tổn thương bản thân hoặc con
    • Cảm thấy thực sự lo lắng, sợ hãi và hoảng loạn hầu như cả ngày.

    BS. Lê Đình Phương

    Trưởng khoa nội tổng quát và YHGĐ – Bệnh viện FV

    Ý kiến của bạn

    X

    Cảm ơn bạn. Chuyên gia của chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi của bạn trong thời gian sớm nhất.

    Bạn vui lòng kiểm tra hòm thư để nhận câu trả lời